Nâng cao vai trò của luật sư trong việc tham gia tố tụng
Phát biểu khai mạc buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương nhấn mạnh vai trò của luật sự trong hoạt động tố tụng và trong đời sống xã hội. Do đó, vấn đề đặt ra là phát triển đội ngũ luật sư thế nào để đáp ứng quá trình phát triển và tiến trình cải cách tư pháp của nước ta. Chủ tịch nước đề nghị các đại biểu làm rõ những mặt được và tồn tại của hoạt động luật sư thời gian qua để đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động của đội ngũ luật sư trong thời gian tới.
Qua báo cáo của Bộ Tư pháp và báo cáo của thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam, chỉ sau hơn 4 năm thành lập và đi vào hoạt động (5-2009), Liên đoàn luật sư Việt Nam đã bước đầu thực hiện tốt vai trò là ngôi nhà chung tập hợp, đoàn kết giới luật sư Việt Nam, đến nay cả nước đã có gần 8.000 luật sư. Liên đoàn Luật sư đã thực hiện tốt công tác tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp và là cầu nối vững chắc giữa Đảng, nhà nước, xã hội và giới luật sư. Trong những năm qua, Liên đoàn luật sư tích cực và chủ động tham gia vào công tác xây dựng và tuyên truyền pháp luật như góp ý vào các dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và các dự luật quan trọng khác. Đặc biệt, tỷ lệ luật sư tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự đã có bước chuyển nhất định, giai đoạn 2009 - 2013 đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 51.100 vụ án hình sự, hơn 39.600 vụ án dân sự, hơn 5000 vụ án kinh tế... qua đó bảo vệ quyền lợi ích của công dân, bảo vệ công lý, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng nêu lên những tồn tại đó là sự gắn kết giữa Liên đoàn và các đoàn luật sư còn chưa chặt chẽ; tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa trong quản lý luật sư và thực hiện chế độ tự quản còn bộc lộ nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền về vai trò của luật sư chưa cao; số lượng và chất lượng luật sư còn chưa đáp ứng được sự phát triển hội nhập nhanh chóng, một số ít luật sư còn vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, nặng về cá nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động...
Từ thực tiễn hoạt động, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và kiến nghị nhiều giải pháp nhằm nâng cao vai trò vị trí của đội ngũ luật sư trong thời gian tới.
Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của giới luật sư Việt Nam trong việc tham gia xây dựng pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Chủ tịch nước nhấn mạnh: qua 4 năm thành lập Liên đoàn hoạt động của giới luật sư đã có chuyển biến tích cực theo tinh thần của Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp.
Chủ tịch nước cũng chỉ ra những tồn tại cần khắc phục đó là phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ; số lượng và chất lượng luật sư còn yếu, việc tham gia tranh tụng của luật sư còn ít trong khi đây là vấn đề hết sức quan trọng thể hiện sự dân chủ tại các phiên tòa tạo niềm tin trong xã hội... Do đó, Chủ tịch nước đề nghị trong quá trình cải các tư pháp cần nâng cao vai trò của luật sư, nhất là trong việc tham gia quá trình tố tụng ngay từ đầu và chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa nhằm hạn chế tối đa những oan sai, bảo vệ quyền lợi ích của con người bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của luật sư, xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn hỗ trợ pháp lý cho đối tượng chính sách và người nghèo trong xã hội.
Về một số kiến nghị của Liên đoàn luật sư tạo cơ sở pháp lý phát huy vai trò luật sư; có cơ chế, chính sách phù hợp; tạo điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, cơ chế phối hợp hoạt động của Liên đoàn và các đoàn luật sư với các cơ quan chức năng, Chủ tịch nước khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong đó có Liên đoàn luật sư, những kiến nghị của Liên đoàn sẽ được nghiên cứu xem xét trong thời gian tới nhằm xây dựng đội ngũ luật sư đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập của đất nước./.
Khai mạc Hội thảo khoa học vật lý quốc tế: Na-nô từ cơ bản đến thực tiễn  (05/08/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc  (05/08/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Pháp  (05/08/2013)
Hợp tác với Thái Lan trong phòng, chống tham nhũng  (05/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên