Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê giành thắng lợi.
Tính đến tối 21-7 (giờ địa phương), kết quả điều tra sơ bộ cho thấy Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đồng minh của đảng này, Đảng Công minh Mới (NKP), đã nắm chắc phần thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện khi giành được 72 ghế trên tổng số 121 ghế.
Như vậy, cộng với 59 ghế không phải bầu lại, liên minh cầm quyền đã nắm chắc 131 ghế, đảm bảo một đa số quá bán tại Thượng viện theo đúng như mục tiêu mà vị Chủ tịch LDP, Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe), đặt ra trước đó. Trong khi đó, các đảng cầm quyền chỉ giành được 26 ghế đẩy tổng số ghế giảm xuống còn 88 ghế và đánh mất hy vọng duy trì đa số quá bán 134 ghế trước bầu cử.
Trong số các chính đảng đối lập, đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), đảng đối lập lớn nhất, chứng kiến thất bại thảm hại từ 44 ghế trước bầu cử xuống còn 11 ghế. Ba chính đảng Cuộc sống nhân dân trên hết, Xã hội dân chủ, đảng Gió Xanh không giành được ghế nào.
Trong khi đó, đảng Hội Duy tân Nhật Bản (SRP) do cựu Thị trưởng Tô-ki-ô I-si-ha-ra Sinta-rô (Ishihara Shintaro) và Thị trưởng thành phố Ô-xa-ka Tô-ru Ha-si-mô-tô (Toru Hashimoto) đồng sáng lập, giành được thêm 3 ghế lên 5 ghế; Đảng Cộng sản Nhật Bản giành thêm 1 ghế tăng lên 4 ghế và đảng của Bạn (YP) duy trì được 3 ghế so với trước đó.
Với việc liên minh cầm quyền giành được đa số quá bán tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện, tình trạng chia rẽ tại quốc hội Nhật Bản đã thực sự chấm dứt. Điều này sẽ giúp cho chính quyền của Thủ tướng Sin-dô A-bê gặp nhiều thuận lợi hơn khi thúc đẩy hàng loạt những quyết sách quan trọng trong thời gian tới, đặc biệt là các chính sách kinh tế mang tên Abenomics nhằm đưa kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài gần hai thập kỷ qua.
Tuy nhiên, do không đạt được tối đa 100 ghế trong số 121 ghế được bầu lại lần này, thế lực các nghị sỹ ủng hộ sửa đổi Hiến pháp thuộc ba đảng gồm LDP, SRP và YP sẽ khó có thể hội đủ 2/3 số ghế (162 ghế) tại Thượng viện để xúc tiến việc sửa đổi Điều 96 bản Hiến pháp hòa bình nhằm mở đường cho LDP thực hiện điều chỉnh nội dung trong Hiến pháp theo hướng coi Nhật Hoàng là nguyên thủ thay vì biểu tượng quốc gia như hiện nay, khẳng định rõ ràng quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản và xác định chức năng của Lực lượng phòng vệ (SDF) là “quốc phòng quân”./.
"Sức mạnh thương mại nghiêng về nền kinh tế mới nổi"  (21/07/2013)
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với Hàn Quốc  (21/07/2013)
Đại hội đại biểu Hiệp hội Paralympic Việt Nam khóa IV  (21/07/2013)
Hoạt động của đoàn Tạp chí Cộng sản Việt Nam tại Anh  (21/07/2013)
Kỷ niệm trọng thể 60 năm tiến công pháo đài Moncada (Cuba)  (21/07/2013)
Tiếp tục đầu tư có trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc miền núi  (21/07/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên