Mỹ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc đẩy nhanh đàm phán COC
Trong bài phát biểu tại Washington về chính sách của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương trước khi có chuyến công du tới Ấn Độ và Singapore vào tuần tới, Phó Tổng thống Biden tuyên bố Washington muốn góp phần xây dựng "các lề lối" của thế kỷ 21 để giúp các quốc gia châu Á hội nhập và có được an ninh, thịnh vượng.
Theo ông, để kích thích tăng trưởng thì các nước phải nâng cao các tiêu chuẩn, đồng thời giảm bớt những rào cản biên giới và bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Biden cho biết Chính quyền của Tổng thống Barack Obama coi quan hệ với Trung Quốc không chỉ là mối quan hệ xung đột không thể tránh khỏi, mà đó còn là mối quan hệ cạnh tranh và hợp tác. Ông khẳng định người Mỹ thích cạnh tranh và cạnh tranh là điều có lợi đối với cả hai nước.
Phó Tổng thống Biden cũng kêu gọi 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đẩy nhanh các cuộc đàm phán nhằm giải quyết những tranh chấp lâu nay về đường biên giới trên biển ở Biển Đông.
Ông Biden khẳng định Mỹ có lợi ích mạnh mẽ khi chứng kiến một thỏa thuận về các quy tắc hàng hải mới, trong đó không có sự hăm dọa, cưỡng bức hoặc xâm lược mà chỉ có những cam kết của tất cả các bên nhằm giảm bớt rủi ro của những hiểu lầm và tính toán sai.
Ông Biden kêu gọi Trung Quốc và ASEAN hành động nhanh chóng nhằm đạt tới một thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Ông Biden khẳng định việc Mỹ tập trung hơn và can dự nhiều hơn vào châu Á - Thái Bình Dương không chỉ nhằm đảm bảo cho khu vực này an toàn hơn mà còn thịnh vượng hơn.
Trước đó, tại vòng Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung lần thứ 5 ở Washington, ông Biden cũng nhấn mạnh cả Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích với tự do hàng hải, nhưng điều này còn phụ thuộc vào cách tiếp cận của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.
Tổng thống Mỹ Obama, trong cuộc tiếp hai trưởng đoàn Trung Quốc là Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, cũng cảnh báo Trung Quốc không nên sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các tranh chấp căng thẳng trên biển với các quốc gia láng giềng./.
Khai mạc Diễn đàn lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 10  (19/07/2013)
Về tư tưởng, phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (19/07/2013)
V.I. Lê-nin với vấn đề bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa  (19/07/2013)
Tổng quan kinh tế 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013  (19/07/2013)
Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam  (19/07/2013)
Ô-xtrây-li-a: người dân cảm thấy hạnh phúc nhất  (19/07/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên