Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh biên giới còn nhiều khó khăn. Với 11 huyện, thành phố thuộc tỉnh thì có đến 6 huyện đặc biệt khó khăn theo chương trình 30a của Chính phủ, 120 xã đặc biệt khó khăn. Dân số là 76 vạn người nhưng đến cuối năm 2012 vẫn còn đến 30,06% hộ nghèo. Theo Bí thư Tỉnh uỷ Triệu Tài Vinh, đây là những khó khăn rất lớn và thách thức không nhỏ của lãnh đạo tỉnh Hà Giang nhằm đề ra các chính sách, giải pháp để đưa tỉnh dần thoát nghèo.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã tiến hành đánh giá lại nền sản xuất nông lâm nghiệp, chỉ ra các lợi thế so sánh để tìm hướng đi cho nền nông nghiệp địa phương. Bí thư Triệu Tài Vinh cho biết, đã tìm thấy lợi thế phát triển nông nghiệp từ cây dược liệu với các hoạt chất rất cao so với các tỉnh khác. Bên cạnh đó là phát triển cây cam, cây chè, đậu tương, thâm canh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chăn nuôi đại gia súc…
Về hướng đi lâu dài cho nông dân, Bí thư Triệu Tài Vinh tiếp tục khẳng định, việc trồng cây cao su vẫn là hướng đi đúng cho người dân nơi đây.
Nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Hà Giang, hiện Hội đồng nhân dân tỉnh chuẩn bị phê chuẩn đề án đào tạo con em đồng bào dân tộc và nhận về công tác tại tỉnh... Đối với cán bộ quy hoạch của tỉnh, tỉnh đã liên kết đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh cho cán bộ cho tỉnh, đáp ứng yêu cầu về đội ngũ kế cận cho nhiệm kỳ tới đây.
Bên cạnh đó, để bảo đảm an ninh trật tự cho bà con vùng biên giới, tại kỳ họp tới đây, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ xem xét, biểu quyết tăng thêm số lượng công an viên cho các địa bàn trọng điểm, giữ vững an ninh biên giới.
Mặt khác, Hà Giang tiếp tục quan tâm chỉ đạo lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về xóa đói, giảm nghèo, chính sách trợ giúp người nghèo. Tiếp tục đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân. Bảo đảm công tác an sinh xã hội, chăm lo cho hộ nghèo, đối tượng chính sách.
Góp ý với lãnh đạo tỉnh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho rằng, cần chú trọng hướng ra cho nông nghiệp và quy hoạch lại khu cao nguyên đá một cách đồng bộ, nhất là đối với 4 huyện vùng cao núi đá là Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ. Hiện, khách du lịch tăng mạnh với 240 ngàn lượt, tăng 22,2% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng khuyến nghị, lãnh đạo tỉnh cần quan tâm cùng các bộ, ngành đầu tư cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của đồng bào dân tộc cũng như nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân vùng cao. Vấn đề này đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Hà Giang lập 99 hồ chứa nước sinh hoạt cho 4 huyện vùng cao trên.
Về an sinh xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, Hà Giang cần tập trung đầu tư nguồn lực cho một số chương trình, mục tiêu có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, tránh hiện tượng dàn trải, hiệu quả không cao như hỗ trợ người dân vay vốn đi lao động có hợp đồng tại nước ngoài, tạo việc làm cho lao động nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số… Với điều kiện khó khăn tự nhiên hiện nay, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đồng tình với việc cần có chính sách đặc thù để Hà Giang phát triển, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo tỉnh phải đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo. Bảo đảm đoàn kết dân tộc, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc.
Đồng thời, nhân rộng các mô hình tốt trồng dược liệu, cây chè, cam để nhân dân sản xuất thoát nghèo. Xây dựng và phát huy các bản sắc dân tộc thiểu số, không để mai một các giá trị văn hóa tinh thần của các dân tộc anh em trên địa bàn. Quan tâm hơn nữa đến hệ thống chính trị cơ sở và cán bộ địa phương với các chính sách thiết thực để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở.
Đối với các kiến nghị, đề xuất của Hà Giang, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tổng hợp đầy đủ, tiếp thu nghiêm túc, đề xuất giải pháp với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.
Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 5  (11/07/2013)
Lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh chân thực thực trạng kinh tế - xã hội, những thành tựu và cả những yếu kém, tồn tại...  (11/07/2013)
Kỷ niệm Quốc khánh Cộng hòa Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh  (10/07/2013)
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp Tùy viên quân sự Nhật Bản  (10/07/2013)
Nâng cao chất lượng công tác biên soạn, biên tập, xuất bản sách lịch sử đảng bộ địa phương, ngành các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên  (10/07/2013)
Phiên bản 2.0 của “Mùa xuân A-rập” ở Ai Cập  (10/07/2013)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay