Khai mạc Cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban Thường trực ICAPP
06:50, ngày 26-04-2013
TCCSĐT - Sáng 25-4-2013, tại Hà Nội đã khai mạc Cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (International Conference of Asian Political Parties - ICAPP). Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức Cuộc họp này.
Đến dự và chủ trì phiên khai mạc có đồng chí: Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; ông Giô-dê đờ Vơ-nê-xi-a (Jose De Venecia), Chủ tịch sáng lập ICAPP, đồng Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP; ông Chung Eui-Yong, đồng Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP, Tổng Thư ký.
Tham dự Cuộc họp có 37 đoàn đại diện lãnh đạo các đảng cầm quyền, đảng chính trị lớn của các nước châu Á, các quan sát viên, khách mời, các tổ chức khu vực và quốc tế thuộc 26 quốc gia trên thế giới.
Hội nghị Quốc tế các chính đảng châu Á (ICAPP) được hình thành từ tháng 9-2000 với mục tiêu là tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa các chính đảng châu Á, thúc đẩy hợp tác và tạo nhận thức chính trị chung giữa các đảng về các vấn đề của khu vực thông qua vai trò đặc biệt của các chính đảng trên chính trường các nước; tạo môi trường hoà bình và thịnh vượng chung trong khu vực. Đến nay, ICAPP đã có hơn 340 đảng thành viên từ 53 nước ở khu vực. Uỷ ban Thường trực ICAPP gồm 22 đảng thành viên, là cơ quan điều hành của ICAPP. |
Phát biểu tại phiên khai mạc, đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương nhấn mạnh, với đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã không ngừng mở rộng các mối quan hệ quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 180 nước; trong đó đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước, có quan hệ kinh tế - thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; quan hệ đầu tư với gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của tất cả các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế lớn. Các mối quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không ngừng được mở rộng. Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ ở các mức độ khác nhau với 206 đảng ở 115 nước trên thế giới. Là một đảng cách mạng có hơn 80 năm tôi luyện và trưởng thành, với những thành tựu và kinh nghiệm của hơn 26 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới để đến năm 2020, đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đề cập về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng chí Hoàng Bình Quân nói, đây là khu vực phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao. Sự chuyển dịch trọng tâm chính trị, kinh tế, an ninh về khu vực này đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, làm gia tăng tầm ảnh hưởng của khu vực, thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc. Xu thế hòa bình, ổn định và phát triển là xu thế lớn ở khu vực, song do các cấu trúc khu vực đang trong quá trình định hình cũng như do vị trí ngày càng quan trọng về địa - kinh tế và địa - chính trị nên khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng là địa bàn của những can dự chiến lược, của những cạnh tranh lợi ích; còn không ít biểu hiện của tình trạng đối đầu căng thẳng, xung đột tôn giáo, dân tộc, ly khai hay tranh chấp lãnh thổ. Các điểm nóng ở khu vực vẫn hiện hữu, như vấn đề Biển Đông, việc sử dụng nguồn nước sông Mê Kông... Đặc điểm này vừa tạo thời cơ phát triển, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định, đe dọa hòa bình, an ninh và phát triển chung của khu vực. Hòa bình, ổn định để phát triển là đòi hỏi bức thiết của khu vực. Việt Nam luôn ủng hộ và mong muốn ICAPP đóng góp và phát huy vai trò, ảnh hưởng của mình một cách mạnh mẽ hơn nữa. Với tư cách là một tổ chức đa phương chính đảng lớn nhất ở châu Á, ICAPP cần tăng cường sự hợp tác, giao lưu giữa các đảng chính trị, qua đó thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thực chất và hiệu quả. Đây là kênh quan trọng để các đảng trao đổi, chia sẻ quan điểm, lập trường và tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức chung giữa các đảng trong giải quyết các vấn đề của khu vực, đóng góp tích cực vào việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định, phát triển và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
ICAPP có ba cơ chế quan trọng là: (i) Hội nghị Toàn thể họp 02 năm/lần, do một chính đảng thành viên đăng cai tổ chức; (ii) Cuộc họp Ủy ban Thường trực họp ít nhất 01 năm/lần; (iii) Ban Thư ký sẽ do chính đảng đăng cai tổ chức Hội nghị Toàn thể đảm nhận. Trong ba cơ chế trên, Ủy ban Thường trực có vị trí, vai trò khá quan trọng trong việc định hướng hoạt động của ICAPP. |
Đánh giá vai trò và ảnh hưởng của ICAPP trong 13 năm qua, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân khẳng định, các diễn đàn, hội nghị của ICAPP đã thực sự tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính đảng trong và ngoài khu vực - một yếu tố quan trọng góp phần tăng cường sự liên kết, thúc đẩy hợp tác khu vực và giải quyết xung đột thông qua vai trò đặc biệt của các đảng chính trị. Ủy ban Thường trực ICAPP - cơ quan điều hành của ICAPP, đã có nhiều sáng kiến và hoạt động thiết thực, định hướng các hoạt động ICAPP phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến nhằm tăng cường tính chặt chẽ trong hoạt động của ICAPP, các cơ chế, nguyên tắc trong hoạt động nhằm củng cố tính bền vững của ICAPP, đưa các hoạt động của ICAPP ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, thiết thực và hiệu quả hơn.
Về phía mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng và chủ trương chủ động, tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn đa phương chính đảng, trong đó, thúc đẩy và củng cố quan hệ với ICAPP là một chính sách ưu tiên. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham gia những hoạt động đầu tiên của ICAPP và trở thành Ủy viên Ủy ban Thường trực ICAPP từ tháng 9-2004.
Là một đất nước yêu chuộng hòa bình, một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng và phối hợp thực hiện những sáng kiến, đề xuất xây dựng, mong muốn có những đóng góp thiết thực vào hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Với tư cách là thành viên của Ủy ban Thường trực ICAPP, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy các mục tiêu chung của ICAPP, sẵn sàng chia sẻ những vận hội và thách thức chung, không ngừng tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác giữa các chính đảng trong khu vực, cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu lục.
Ông Giô-dê đờ Vơ-nê-xi-a, Chủ tịch sáng lập, đồng Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP nói: “Việt Nam là tấm gương tiêu biểu trong các nước châu Á. Việt Nam đã trải qua khoảng thời gian 1.000 năm đấu tranh để giành độc lập dân tộc và Việt Nam ngày nay đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: cải thiện cuộc sống của người dân, tình trạng đói nghèo ngày càng giảm. Tôi cũng đánh giá cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam đã tổ chức cuộc họp của Ủy ban Thường trực ICAPP một cách chu đáo, thể hiện rõ vai trò tích cực của Đảng Cộng sản Việt Nam”./.
Tỉnh Phú Thọ tổ chức bầu cử bổ sung lãnh đạo tỉnh  (26/04/2013)
Góp ý cho dự án Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật  (26/04/2013)
Khai mạc Cuộc họp Nhóm công tác hạ nguồn Mê Kông - Mỹ  (26/04/2013)
Họp báo nhân kỷ niệm 19 năm Nam Phi Tự do và 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nam Phi - Việt Nam  (25/04/2013)
Góp ý trực tuyến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)  (24/04/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên