Tọa đàm khoa học: Tuyên truyền về hội nhập quốc tế và thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài trên báo chí
Tham dự Tọa đàm có các nhà khoa học, nhà báo, lãnh đạo quản lý Ban Đối ngoại Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Tạp chí Lý luận Chính trị,… Từ phía Tạp chí Cộng sản có: PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập; TS. Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Thường trực; PGS, TS. Vũ Văn Hà, Phó Tổng Biên tập, đại diện lãnh đạo, biên tập viên các ban chuyên môn tham dự.
Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, TS. Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Thường trực Tạp chí Cộng sản nêu rõ, trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, nhất là báo chí điện tử, thông tin đến với bạn đọc rất đa dạng, phức tạp, thường xuyên, liên tục từ cả trong và ngoài nước. Lượng thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước Việt Nam được dịch sang tiếng nước ngoài, trước hết là tiếng Anh còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như nhu cầu tìm hiểu về chủ trương, đường lối, về tình hình Việt Nam của người nước ngoài. Việc tìm hiểu những thông tin về chủ trương, đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; về quan điểm của Việt Nam đối với nhiều vấn đề khu vực và thế giới; những thành tựu, khó khăn của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội;… đặc biệt là những bài viết chuyên sâu, mang tính nghiên cứu lý luận bằng tiếng nước ngoài là không dễ và không có nhiều.
Để nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại, Bộ Chính trị xác định các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó có “nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn của các sản phẩm thông tin đối ngoại, tăng cường các ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, đồng thời có cơ chế, chính sách hợp lý để chuyển tải các ấn phẩm thông tin đối ngoại ra bên ngoài”.
Đây thực sự là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề cả về nội dung thông tin, nguồn nhân lực và việc kết nối, mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước để chuyển tải thông tin. Để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra, Phó Tổng Biên tập Thường trực Tạp chí Cộng sản, TS. Phạm Tất Thắng đề nghị các đại biểu tham dự Tọa đàm phát biểu ý kiến, trao đổi, làm rõ những vấn đề như: Thực trạng những nhóm vấn đề được tuyên truyền về hội nhập quốc tế trên báo chí; phương thức tổ chức tuyên truyền về hội nhập quốc tế trên báo chí; những vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế; các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về hội nhập quốc tế trên báo chí; kinh nghiệm thực hiện thông tin đối ngoại của báo chí nước ngoài, kinh nghiệm thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài của một số cơ quan báo chí Việt Nam và các biện pháp, hình thức tăng cường thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài trên báo chí.
Phát biểu tại Tọa đàm, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong điều kiện hiện nay, tạo nên môi trường hòa bình, hợp tác để phát triển, để bạn bè và nhân dân thế giới hiểu về đất nước, con người Việt Nam, hiểu về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với các vấn đề trong nước, khu vực và quốc tế. Công tác thông tin đối ngoại hiện đang gặp khá nhiều khó khăn, thách thức (chuyển tải sao cho đúng ý, đúng nội dung các thông tin đối ngoại qua tiếng nước ngoài; đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại còn có những hạn chế nhất định cả về phẩm chất, năng lực, trình độ; thông tin đối ngoại hướng đến người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài mà các đối tượng này không phải ai cũng hiểu rõ, hiểu đúng về Việt Nam, có những đối tượng còn chuyên tìm cách chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam,… ).
PGS, TS. Vũ Văn Phúc nhấn mạnh, các cơ quan làm công tác thông tin đối ngoại, nhất là các cơ quan báo chí cần vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung nỗ lực vào việc tổ chức lựa chọn tin, bài phản ánh và giải thích một cách thuyết phục, có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta làm nội dung chính trong tuyên truyền; tổ chức dịch thuật sao cho trung thực, chuyển tải đúng nội dung, không lồng lăng kính chủ quan của người dịch vào bài viết; đa dạng hóa phương thức thông tin đối ngoại, kể cả việc chủ động sử dụng các trang mạng xã hội trong công tác này.
10 ý kiến phát biểu tại Tọa đàm tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề: xác định đối tượng tuyên truyền, thông tin; nội dung, các yêu cầu đối với thông tin đối ngoại; lựa chọn ngôn ngữ; công tác dịch thuật, xử lý thông tin đối ngoại; đầu tư các nguồn lực cho công tác thông tin đối ngoại; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thông tin đối ngoại; liên kết giữa các cơ quan báo chí làm công tác thông tin đối ngoại cũng như liên kết trong dịch thuật, cung cấp, chia sẻ thông tin đối ngoại; vấn đề tài chính cho thông tin đối ngoại; đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại…
Mục tiêu của công tác thông tin đối ngoại là làm cho nhân dân ta hiểu rõ về thế giới cũng như thế giới hiểu rõ, hiểu đúng về Việt Nam. Vì vậy, xác định đúng đối tượng tuyên truyền có vai trò quan trọng, định hướng cho việc lựa chọn nội dung thông tin tuyên truyền. Trong các nhóm đối tượng tuyên truyền, có ý kiến đề nghị cần quan tâm hơn nữa đến những người nước ngoài ở Việt Nam (hiện lên đến khoảng 77.000 người).
Về nội dung thông tin, bên cạnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều phát biểu nhấn mạnh việc tuyên truyền về các thành tựu đổi mới, về đất nước và con người Việt Nam, về hệ thống chính trị và cơ chế Đảng Cộng sản cầm quyền, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề quốc tế và khu vực,…
Công tác dịch thuật, hiệu đính được nhiều ý kiến đánh giá là khâu quan trọng và rất khó khăn, dịch sao cho đúng, cho người đọc không chỉ hiểu được mà phải thấy hay là một thách thức. Điều này đòi hỏi người dịch không chỉ có trình độ ngoại ngữ mà còn phải có phông văn hóa, kiến thức lý luận, khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Phối hợp trong dịch thuật cũng là một nội dung được Tọa đàm đề cập, nhất là đối với những tin, bài quan trọng (văn kiện Đại hội Đảng, phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,…) nhằm tạo nên sự thống nhất về dịch thuật trong công tác thông tin đối ngoại.
Về hình thức, bên cạnh báo chí, các đại biểu Tọa đàm cho rằng cần đa dạng hóa các hình thức thông tin đối ngoại, sử dụng các kênh trực tiếp (tiếp xúc, hội nghị, hội thảo, quảng bá du lịch,…). Cần quán triệt nhiệm vụ thông tin đối ngoại đối với các đoàn ra, khai thác quan điểm của các đoàn vào về tình hình quốc tế và khu vực, cung cấp thông tin đối ngoại định kỳ cho các trang Website của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trong việc thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
Về đầu tư nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất, con người,…), các ý kiến nhấn mạnh Nhà nước cần đầu tư cho công tác thông tin đối ngoại, phải có chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác này. Về đội ngũ, bên cạnh biên chế của các cơ quan báo chí, một số ý kiến đề xuất khai thác tin, bài một cách chủ động của đội ngũ cộng tác viên, của người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần tăng cường hiệu quả, sức thuyết phục của thông tin, tuyên truyền,…
Phát biểu kết luận, TS. Phạm Tất Thắng khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay và cho rằng, đây là trách nhiệm chung của các ngành, các cấp, trong đó, các cơ quan báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Tại Tọa đàm, các vấn đề như đối tượng, nội dung, hình thức, vấn đề đội ngũ cán bộ, cơ chế, chính sách, sự phối hợp trong công tác thông tin đối ngoại đã được đặt ra và bàn luận bước đầu. Đây là những dữ liệu quan trọng để Tạp chí Cộng sản tiếp tục nghiên cứu, triển khai trong việc thực hiện chức năng thông tin đối ngoại của mình./.
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 25-03 đến ngày 31-03-2013)  (02/04/2013)
Kinh nghiêm chống tham nhũng ở một số nước châu Á  (02/04/2013)
Đảng bộ quận Ninh Kiều đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng mở rộng dân chủ, sâu sát cơ sở  (02/04/2013)
Khởi công xây dựng cầu nối liền biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia  (02/04/2013)
Hội thảo lịch sử, kinh tế, quân sự Biển Đông ở Pháp  (02/04/2013)
Phải mất 300 năm Việt Nam mới dọn sạch bom mìn sau chiến tranh  (02/04/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên