Triều Tiên tuyên bố bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc
TCCSĐT - Ngày 30-3-2013, Triều Tiên thông báo nước này đã bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc và sẽ giải quyết mọi vấn đề liên Triều theo điều kiện thời chiến.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố chung của tất cả các cơ quan và thể chế chính phủ nêu rõ "Vào thời điểm này, quan hệ liên Triều đã bước vào tình trạng chiến tranh và tất cả các vấn đề giữa hai miền Triều Triên sẽ được giải quyết theo hình thức thời chiến. Tình trạng không hòa bình cũng không chiến tranh kéo dài đã lâu trên bán đảo Triều Tiên cuối cùng đã chấm dứt". Tuyên bố cũng cảnh báo rằng mọi hành động gây hấn gần biên giới đất liền hay trên biển giữa hai miền Triều Tiên đều sẽ đẫn tới "một cuộc xung đột toàn diện và một cuộc chiến tranh hạt nhân".
Về mặt lý thuyết, hai miền Triều Tiên vẫn trong chiến tranh bởi cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 chỉ kết thúc bằng một thỏa thuận đình chiến chứ không phải hiệp định hòa bình. Trong khi đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã ra tuyên bố khẳng định không có hoạt động triển khai quân sự dọc biên giới hai nước được ghi nhận.
Căng thẳng ngày một leo thang tại Bán đảo Triều Tiên khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba hôm 12-2 vừa qua và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia tăng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên vì hành động này. Cũng trong tháng 3, Bình Nhưỡng đã tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận đình chiến và các thỏa thuận hòa bình song phương khác ký với Xơun nhằm phản đối cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.
Ngày 29-3, Triều Tiên đã đặt các đơn vị tên lửa chiến lược của nước này hướng sang các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và Thái Bình Dương, sau khi Lầu Năm Góc điều 2 máy bay ném bom tàng hình có thể mang vũ khí hạt nhân B-2 tới Bán đảo Triều Tiên.
Từ Oa-sinh-tơn, Người phát ngôn Nhà Trắng Gio-xơ Ơn-nét (Josh Earnest) trong một buổi họp báo khẳng định: việc Triều Tiên đe dọa tiến hành một cuộc tấn công bằng rốckét nhằm vào Mỹ chỉ làm gia tăng sự cô lập đối với Bình Nhưỡng. Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ Mỹ vẫn duy trì cam kết bảo vệ các nước đồng minh (Hàn Quốc), vì Mỹ cũng có quyền lợi tại khu vực. Người phát ngôn Nhà Trắng đã một lần nữa nêu các điều kiện tiên quyết của Oa-sinh-tơn đối với Triều Tiên như chấm dứt các hành động gây chiến, từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này và hành xử theo thông lệ quốc tế.
Cùng ngày, cả Trung Quốc và Nga đã bày tỏ lo ngại rằng các hành động quân sự "đơn phương" đang làm gia tăng căng thẳng đến mức "vượt tầm kiểm soát", đồng thời kêu gọi các bên hợp tác tránh làm xấu đi tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.
Sau khi Triều Tiên tuyên bố bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc và sẽ giải quyết mọi vấn đề liên Triều theo điều kiện thời chiến, giới chức một số nước đã lên tiếng bày tỏ quan ngại.
Ngoại trưởng Ô-xtrây-li-a Bốp Ca (Bob Carr) đã chỉ trích tuyên bố trên của Triều Tiên và cho rằng, động thái mới này làm gia tăng mối đe dọa đối với sự an toàn của người dân trong khu vực. Ông B.Ca cũng cho biết, Can-bơ-rơ (Canbera) đang xem xét áp đặt trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi các bên liên quan đảm bảo thực thi chặt chẽ lệnh trừng phạt Triều Tiên.
Trả lời phỏng vấn của Hãng tin Interfax ở thủ đô Mát-xcơ-va (Moscow), quan chức Bộ Ngoại giao Nga phụ trách vấn đề Triều Tiên Gri-gô-ri Lô-gvi-nốp (Grigory Logvinov) đã kêu gọi các bên "kiềm chế và thể hiện trách nhiệm tối đa, không bên nào vượt quá giới hạn". Quan chức này nhấn mạnh Nga "không thể tiếp tục thờ ơ khi căng thẳng leo thang tại biên giới phía Đông của Nga", đồng thời cho biết, Mát-xcơ-va đang "tham vấn chặt chẽ" với các bên đối tác trong tiến trình đàm phán sáu bên là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên.
Trong khi đó, từ thủ đô Oa-sinh-tơn, nữ phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Két-lin Hây-đơn (Caitlin Hayden) cho biết, Mỹ đang nghiêm túc xem xét đe dọa chiến tranh của Triều Tiên và sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc. Theo bà K.Hây-đơn, Mỹ sẽ cân nhắc các biện pháp bổ sung đối phó với đe dọa của Triều Tiên, trong đó có kế hoạch tăng cường hệ thống đánh chặn mặt đất, triển khai rađa cảnh báo sớm và duy trì theo dõi thường xuyên tại Mỹ.
Thời gian gần đây, Xơ-un, Oa-sinh-tơn và Bình Nhưỡng liên tục có các hành động cũng như tuyên bố cứng rắn, khiến dư luận quốc tế lo ngại căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Chỉ vài giờ sau khi tuyên bố "bước vào tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc, Triều Tiên đe dọa sẽ đóng cửa khu công nghiệp chung Kê-xâng (Kaesong) ở biên giới hai miền, nếu Xơ-un (Seoul) tiếp tục có các hành động xúc phạm Bình Nhưỡng. Khu công nghiệp chung được thành lập năm 2004 tại thành phố biên giới Kê-xâng của Triều Triên và được coi là biểu tượng cho sự hợp tác liên Triều. Hiện ở đây đang có khoảng 120 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động, sử dụng khoảng 50.000 lao động Triều Tiên./.
Giới thiệu rộng rãi thị trường vốn ASEAN  (30/03/2013)
Mũi tên trúng nhiều đích  (30/03/2013)
Hà Nội tập trung các giải pháp kiềm chế lạm phát  (30/03/2013)
Tình hình kinh tế - xã hội nước ta quý I năm 2013  (30/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên