Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam: Tăng trưởng GDP đạt mức cao hơn, lạm phát ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012
23:10, ngày 29-03-2013
TCCSĐT - Chiều 29-03-2013, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Họp báo thường kỳ của Chính phủ. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì Họp báo. Tham dự Họp báo có đồng chí Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước,… và đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và các địa phương.
Thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ cho biết, trong tháng 3 và quý 1-2013, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đã triển khai xây dựng Chương trình hành động để thực hiện. Nhìn chung, kinh tế - xã hội nước ta trong quý 1-2013 đã đạt được những kết quả tích cực; bám sát mục tiêu tổng quát đã đề ra, trong đó, tăng trưởng GDP đạt mức cao hơn, lạm phát ở mức thấp hơn năm 2012.
Lạm phát được kiềm chế; thị trường giá cả tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 giảm 0,19% so với tháng trước, là tháng có chỉ số giảm sau 7 tháng tăng liên tiếp; so với tháng 12-2012 tăng 2,39%, đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong 4 năm qua.
Lãi suất tiếp tục giảm, góp phần từng bước tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thanh khoản các ngân hàng thương mại đã có chuyển biến. Tỷ giá, thị trường ngoại hối tương đối ổn định; dự trữ ngoại tệ của Nhà nước tăng cao; thị trường vàng từng bước ổn định.
Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, tháng 3 ước đạt 11 tỷ USD; quý 1 ước đạt 29,69 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước, từ chỗ chỉ tăng 3,1% trong năm 2012, sang quý 1-2013 đã tăng 10,1%.
Vốn FDI đăng ký và thực hiện trong quý 1-2013 tăng so với cùng kỳ năm trước (vốn đăng ký đạt 6 tỷ USD, tăng 63,6%; vốn thực hiện đạt 2,7 tỷ USD, tăng 7,1%). Giải ngân vốn ODA đạt khá. Tiến trình tái cơ cấu đầu tư công đã được triển khai ngay từ đầu năm 2013 và đã đạt được những kết qủa bước đầu tích cực.
Tăng trưởng GDP quý 1-2013 ước đạt 4,89%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 (4,75%), trong đó: khu vực nông nghiệp tăng 2,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,93%; khu vực dịch vụ tăng 5,65%. Trong điều kiện có nhiều khó khăn và phải ưu tiên tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát thì đạt mức tăng trưởng GDP như trên là một sự cố gắng.
An sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, nhất là đối với người nghèo, người mất việc làm, gia đình có công với cách mạng.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục, thông tin, truyền thông, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao được đẩy mạnh. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội được tăng cường.
Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được giữ vững. Công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực. Tai nạn giao thông trong tháng 3 giảm mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2012.
Phát biểu tại buổi Họp báo, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong quý 1-2013 bên cạnh những tín hiệu tích cực vẫn còn những nỗi lo. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng chậm hơn so với dịch vụ thể hiện những khó khăn trong lĩnh vực này. Công tác điều hành lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả vẫn cần phải rất linh hoạt và thận trọng. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng chưa vững chắc. Hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo Bộ trưởng, trong thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, chủ động cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; mạnh dạn nghiên cứu chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một cách mạnh mẽ hơn về thuế (lui thời hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế,…).
Về tiền tệ, tín dụng, sau khi kiên trì thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, có đủ cơ sở tiếp tục yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất, không chỉ lãi suất đầu vào mà phải cả đầu ra, bảo đảm chi phí vốn cho doanh nghiệp ở mức bình thường. Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là một trong những giải pháp quan trọng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế.
Về Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản, nợ của Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã bàn bạc và giao Bộ Tài chính tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan để làm rõ một số vấn đề, tiếp tục hoàn thiện để Chính phủ có thể sớm ban hành nghị định về Công ty này, góp phần giải quyết một số loại khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước.
Chủ đề “nóng” nhất tại buổi Họp báo là vấn đề điều hành giá xăng dầu. Trả lời các câu hỏi: phải chăng các cơ quan chức năng không kiểm soát được tình trạng buôn lậu xăng dầu nền tăng giá, hoặc tăng giá quá cao sau một thời gian dài ổn định,… Bộ trưởng cho rằng Chính phủ đã có nghị định về điều hành giá xăng dầu. Lý do buôn lậu xăng dầu qua biên giới chỉ là lý do dẫn chiếu, không phải là lý do chính. Lý do chính là do giá bán xăng dầu đã thấp hơn giá cơ sở và Quỹ bình ổn giá xăng dầu để bù chênh lệch cũng đã hết. Nếu không tăng giá thì lại buộc phải lấy từ nguồn ngân sách nhà nước đề bù. Bộ trưởng nhắc lại thời điểm cách đây hơn 1 tháng, mặc dù đã có đầy đủ các căn cứ để tăng giá theo quy định của Nghị định nhưng Chính phủ vẫn quyết định chưa tăng giá để bảo đảm các mục tiêu khác của ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống người dân. Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Chính phủ và liên bộ Tài chính, Công Thương bảo đảm điều hành giá xăng dầu vì lợi ích quốc gia, vì an ninh năng lượng quốc gia chứ không phải vì lợi ích cục bộ của một nhóm nhỏ các doanh nghiệp xăng dầu.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính trả lời câu hỏi của các nhà báo về các chủ đề khác như về đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân (mã số định danh); việc hỗ trợ ngư dân trước những rủi ro trên biển; về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để người dân vay vốn mua nhà; về xử phạt ô tô, xe máy không chính chủ,…
Phát biểu tại buổi Họp báo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son mong muốn báo chí thông tin chính xác, khách quan để tạo sự đồng thuận trong nhân dân trước các chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời, yêu cầu các cơ quan quản lý liên quan nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin đầy đủ và cần có thời gian để báo chí có định hướng tuyên truyền hiệu quả./.
Lãi suất tiếp tục giảm, góp phần từng bước tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thanh khoản các ngân hàng thương mại đã có chuyển biến. Tỷ giá, thị trường ngoại hối tương đối ổn định; dự trữ ngoại tệ của Nhà nước tăng cao; thị trường vàng từng bước ổn định.
Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, tháng 3 ước đạt 11 tỷ USD; quý 1 ước đạt 29,69 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước, từ chỗ chỉ tăng 3,1% trong năm 2012, sang quý 1-2013 đã tăng 10,1%.
Vốn FDI đăng ký và thực hiện trong quý 1-2013 tăng so với cùng kỳ năm trước (vốn đăng ký đạt 6 tỷ USD, tăng 63,6%; vốn thực hiện đạt 2,7 tỷ USD, tăng 7,1%). Giải ngân vốn ODA đạt khá. Tiến trình tái cơ cấu đầu tư công đã được triển khai ngay từ đầu năm 2013 và đã đạt được những kết qủa bước đầu tích cực.
Tăng trưởng GDP quý 1-2013 ước đạt 4,89%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 (4,75%), trong đó: khu vực nông nghiệp tăng 2,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,93%; khu vực dịch vụ tăng 5,65%. Trong điều kiện có nhiều khó khăn và phải ưu tiên tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát thì đạt mức tăng trưởng GDP như trên là một sự cố gắng.
An sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, nhất là đối với người nghèo, người mất việc làm, gia đình có công với cách mạng.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục, thông tin, truyền thông, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao được đẩy mạnh. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội được tăng cường.
Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được giữ vững. Công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực. Tai nạn giao thông trong tháng 3 giảm mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2012.
Phát biểu tại buổi Họp báo, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong quý 1-2013 bên cạnh những tín hiệu tích cực vẫn còn những nỗi lo. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng chậm hơn so với dịch vụ thể hiện những khó khăn trong lĩnh vực này. Công tác điều hành lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả vẫn cần phải rất linh hoạt và thận trọng. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng chưa vững chắc. Hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo Bộ trưởng, trong thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, chủ động cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; mạnh dạn nghiên cứu chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một cách mạnh mẽ hơn về thuế (lui thời hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế,…).
Về tiền tệ, tín dụng, sau khi kiên trì thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, có đủ cơ sở tiếp tục yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất, không chỉ lãi suất đầu vào mà phải cả đầu ra, bảo đảm chi phí vốn cho doanh nghiệp ở mức bình thường. Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là một trong những giải pháp quan trọng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế.
Về Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản, nợ của Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã bàn bạc và giao Bộ Tài chính tiếp tục làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan để làm rõ một số vấn đề, tiếp tục hoàn thiện để Chính phủ có thể sớm ban hành nghị định về Công ty này, góp phần giải quyết một số loại khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước.
Chủ đề “nóng” nhất tại buổi Họp báo là vấn đề điều hành giá xăng dầu. Trả lời các câu hỏi: phải chăng các cơ quan chức năng không kiểm soát được tình trạng buôn lậu xăng dầu nền tăng giá, hoặc tăng giá quá cao sau một thời gian dài ổn định,… Bộ trưởng cho rằng Chính phủ đã có nghị định về điều hành giá xăng dầu. Lý do buôn lậu xăng dầu qua biên giới chỉ là lý do dẫn chiếu, không phải là lý do chính. Lý do chính là do giá bán xăng dầu đã thấp hơn giá cơ sở và Quỹ bình ổn giá xăng dầu để bù chênh lệch cũng đã hết. Nếu không tăng giá thì lại buộc phải lấy từ nguồn ngân sách nhà nước đề bù. Bộ trưởng nhắc lại thời điểm cách đây hơn 1 tháng, mặc dù đã có đầy đủ các căn cứ để tăng giá theo quy định của Nghị định nhưng Chính phủ vẫn quyết định chưa tăng giá để bảo đảm các mục tiêu khác của ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống người dân. Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Chính phủ và liên bộ Tài chính, Công Thương bảo đảm điều hành giá xăng dầu vì lợi ích quốc gia, vì an ninh năng lượng quốc gia chứ không phải vì lợi ích cục bộ của một nhóm nhỏ các doanh nghiệp xăng dầu.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính trả lời câu hỏi của các nhà báo về các chủ đề khác như về đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân (mã số định danh); việc hỗ trợ ngư dân trước những rủi ro trên biển; về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để người dân vay vốn mua nhà; về xử phạt ô tô, xe máy không chính chủ,…
Phát biểu tại buổi Họp báo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son mong muốn báo chí thông tin chính xác, khách quan để tạo sự đồng thuận trong nhân dân trước các chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời, yêu cầu các cơ quan quản lý liên quan nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin đầy đủ và cần có thời gian để báo chí có định hướng tuyên truyền hiệu quả./.
Trưng bày di sản văn hóa của ba nước Đông Dương  (29/03/2013)
Đối tượng dễ bị tổn thương góp ý Dự thảo Hiến pháp  (29/03/2013)
Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri dân tộc thiểu số  (29/03/2013)
Việt Nam - Campuchia ký kết hợp tác về quốc phòng  (29/03/2013)
Tận dụng FTA tăng xuất khẩu vào liên minh hải quan  (29/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên