Tăng cường kỹ năng tiếng Pháp cho cán bộ công chức Việt Nam
Tới dự buổi lễ có đại diện khu vực của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại châu Á - Thái Bình Dương, bà Anissa Barrak; Đại sứ và đại diện các sứ quán nước ngoài tại Việt Nam; Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện quốc gia Việt Nam bên cạnh tổ chức quốc tế Pháp ngữ Nguyễn Ngọc Sơn; Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Đình Thao.
Tại lễ khai giảng, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Đình Thao cho biết: Năm 2013 là năm đầu tiên triển khai Thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một bước phát triển mới của Cộng đồng Pháp ngữ tại Việt Nam. Chính phủ đã giao Bộ Ngoại giao là đơn vị chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trong việc triển khai thỏa thuận. Học viện Ngoại giao đã vinh dự là cơ sở được ủy nhiệm phối hợp chặt chẽ với Vụ Tiếng Pháp và Đa dạng ngôn ngữ của OIF triển khai thỏa thuận này. Đây là một sự ghi nhận đối với truyền thống và đóng góp của trường, nơi đào tạo các cán bộ đối ngoại của Việt Nam từ 50 năm nay.
Bà Anissa Barrak, Đại diện khu vực của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ tại châu Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh, khóa bồi dưỡng tiếng Pháp dành cho các nhà ngoại giao và cán bộ đối ngoại là cam kết xuất phát từ vai trò trung tâm của Việt Nam trong Cộng đồng Pháp ngữ tại khu vực. Đây là một cam kết thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc quảng bá tiếng Pháp trên cơ sở thúc đẩy sự đa dạng ngôn ngữ trong quan hệ quốc tế.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện quốc gia Việt Nam bên cạnh tổ chức quốc tế Pháp ngữ Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh: Đây là một trong những biện pháp cụ thể nhằm triển khai chủ trương của các nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên OIF tại Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ tại Kinshasa là tăng cường hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực thực hiện Dự án. Điều này cho thấy sự quan tâm, tin tưởng của OIF dành cho Việt Nam với tư cách là một trong những nước thành viên Pháp ngữ năng động tại khu vực. Đối với Việt Nam, đây là đòn bẩy quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực tiếng Pháp cho các bộ, ngành thông qua việc nâng cao trình độ tiếng Pháp cho đội ngũ cán bộ ngoại giao và công chức của Việt Nam, nhất là những người đang phụ trách vấn đề hợp tác quốc tế tại các bộ, ngành.
Những khóa đào tạo tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp trong ngành Ngoại giao và Hành chính công đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của cán bộ, ngành nói chung và đặc biệt của Bộ Ngoại giao trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập trên trường quốc tế. Hiện nay Bộ Ngoại giao có 226 cán bộ ngoại giao và viên chức sử dụng tiếng Pháp như ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai trong công việc. Chương trình này do Tổ chức OIF và Việt Nam đồng tài trợ sẽ củng cố kỹ năng làm việc bằng tiếng Pháp cho các cán bộ ngoại giao và viên chức phụ trách hợp tác song phương và đa phương. Hiện tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của 32 nhà nước và chính phủ trên toàn thế giới và là ngôn ngữ làm việc trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc cũng như của đa số các tổ chức quốc tế khác.
Chương trình đào tạo "Tiếng Pháp trong ngành ngoại giao và hành chính công" được Học viện Ngoại giao xây dựng dựa trên nhu cầu và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước, giảng dạy tiếng Pháp cho những chuyên ngành đa dạng (quan hệ quốc tế, ngoại giao, lễ tân ngoại giao, đàm phán quốc tế, hội thảo quốc tế, soạn thảo các tài liệu hành chính và ngoại giao, kỹ thuật dịch thuật), các khóa thực tập ngôn ngữ, các hội nghị và hội thảo... Trong số 370 đơn vị đăng ký, 190 người sẽ được nhận vào học khi kiểm tra trình độ. Ngoài việc triển khai kế hoạch đào tạo năm 2013, Việt Nam tham gia tích cực vào dự án thể hiện qua việc đóng góp 24,2% chi phí của dự án trong năm 2013./.
Hội thảo Việt Nam - Hàn Quốc về Công nghiệp nội dung số  (27/03/2013)
Venezuela: Ông Maduro bỏ xa ứng cử viên đối lập  (27/03/2013)
Mỹ ban hành luật cấp ngân sách chính phủ liên bang  (27/03/2013)
BRICS - Những bước đi khẳng định vị thế toàn cầu  (27/03/2013)
ASEAN tăng cường năng lực ứng phó rủi ro thiên tai  (27/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên