Nâng tầm quan hệ đầu tư, thương mại Việt Nam - Myanmar
Tại buổi làm việc, ngài U Nyan Tun cho biết: Tính đến tháng 2-2013, có 30 quốc gia đầu tư tại Myanmar với tổng vốn đầu tư trên 40 tỷ USD và Việt Nam đứng thứ 9 với vốn đầu tư 370 triệu USD, chiếm 1% trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Myanmar. Năm 2013, Việt Nam có 18 công ty đăng ký hoạt động tại Myanmar.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư sang Myanmar, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết: Việt Nam đang quan tâm đến Myanmar, vì đây là thị trường mới nổi, giàu tiềm năng, nhất là đối với ngành hàng tiêu dùng và nông nghiệp, công nghệ chế biến.
Gần đây đã có 25 đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang tìm hiểu khả năng hợp tác đầu tư và triển khai hoạt động thương mại; trong đó có nhiều tổng công ty, tập đoàn có thế mạnh về vốn, công nghệ và uy tín như: Hoàng Anh Gia Lai, Simco Sông Đà, BIDV…
Theo ông Trần Bắc Hà, cộng đồng doanh nghiệp hai bên đang hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch buôn bán hai chiều 500 triệu USD vào năm 2015.
Đề cập đến những khó khăn, vướng mắc cũng như những rào cản kỹ thuật mà các nhà đầu tư Việt Nam gặp phải khi đầu tư sang Myanmar, ngài U Nyan chia sẻ: Myanmar nhận thấy tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài và đã có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có liên quan đến Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho việc thúc đẩy đầu tư. Theo đó, Myanmar đã phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, nhiều dự án khu kinh tế đặc biệt phát triển kinh tế kết nối với khu vực Ấn Độ Dương, khu vực kinh tế hành lang Đông Tây, vùng sông Mekong… sẽ tạo ra sự kết nối hiệu quả liên khu vực.
Phó Tổng thống cũng ghi nhận những đóng góp và kết quả đầu tư, giao lưu thương mại của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua và khẳng định Chính phủ Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, nhất là cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp nước ngoài nói chung, Việt Nam nói riêng an tâm làm ăn lâu dài tại Myanmar./.
Điều chỉnh ưu tiên, giữ nguyên định hướng  (20/03/2013)
Việt Nam - I-ta-li-a: Bốn mươi năm quan hệ hữu nghị  (20/03/2013)
Việt Nam - I-ta-li-a: Bốn mươi năm quan hệ hữu nghị  (20/03/2013)
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng với ba nước ASEAN  (20/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên