Mấy ý kiến về Điều 54 và Điều 55 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Điều 54 gồm 2 Khoản:
“1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.”
Điều 55 gồm 2 Khoản:
“1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường; thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm phát triển hợp lý, hài hòa giữa các vùng, địa phương và tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
2. Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế”.
Có thể nói, so với Hiến pháp năm 1992, Điều 54 và Điều 55 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được viết gọn, rõ hơn và có nhiều điểm mới.
Tôi cho rằng, sự sửa đổi tại Khoản 2, Điều 54, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là chưa thỏa đáng. Bởi vì, mỗi nền kinh tế đều có những đặc thù của nó. Trong chế độ phong kiến, đất đai thuộc sở hữu quốc gia, vua và các quan lại là chủ sở hữu. Do vậy, phát canh thu tô là chính. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân - thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể lại đóng vai trò chủ yếu. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời kỳ đất nước đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tôn trọng mặt tích cực của các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, chấp nhận một nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng cũng phải xác định cho rõ thành phần kinh tế nào đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế quốc dân, có vai trò định hướng, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Việc một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ là do chúng ta chưa chú ý đến phẩm chất, năng lực của con người, do sự điều hành quản lý của Nhà nước còn nhiều bất cập chứ không phải do quan điểm kinh tế và quy luật kinh tế sai như ý kiến của một số người. Để bảo đảm tính định hướng của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, theo tôi, Khoản 2, Điều 54, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cần bổ sung như sau:
- Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, bảo đảm cho kinh tế nhà nước thật sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Về Khoản 1, Điều 55, theo tôi cần bổ sung, hoàn thiện như sau:
“Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, các cấp, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm phát triển hợp lý, hài hòa giữa các vùng, địa phương và tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân”.
Bởi vì, kinh tế thị trường trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là kinh doanh tự do, cạnh tranh theo hình thức “cá lớn nuốt cá bé” để trở thành độc quyền; động lực lợi nhuận, tính tự tổ chức thị trường lao động, định hướng thị trường, tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối của cải nhằm đem lại lợi nhuận kếch xù cho các tập đoàn tư bản. Còn chúng ta, phát triển kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa các thành phần trong xã hội thì phải có vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước chứ không để mặc cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường tự do. Tức là đòi hỏi người quản lý, điều hành nền kinh tế đất nước cần có sự vận dụng sáng tạo để có được nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh, hợp tác, cùng phát triển nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội./.
Ngành Thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay  (18/03/2013)
Nhân tố Đức tại Liên minh châu Âu trong bối cảnh hiện nay  (18/03/2013)
Không thể phi chính trị hoá lực lượng vũ trang  (17/03/2013)
Không thể phi chính trị hoá lực lượng vũ trang  (17/03/2013)
Trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2012 cho 67 doanh nghiệp  (17/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên