Việt Nam được đánh giá cao về hợp tác quốc phòng
Đoàn Brunei, nước đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2013, bày tỏ mong muốn được chia sẻ các kinh nghiệm của Việt Nam trong việc tổ chức các hội nghị về an ninh của ASEAN.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh tình hình an ninh khu vực, những nguy cơ, thách thức và chỉ ra những phương hướng hợp tác ASEAN - Nhật Bản, nhằm tăng cường năng lực cho cộng đồng ASEAN và các quốc gia thành viên ASEAN để cùng nhau đối phó với các thách thức an ninh hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bày tỏ mong muốn các nước ASEAN và Nhật Bản cùng nhau tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh biển, an ninh hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, các nước cần phải có nhận thức đúng về tình hình an ninh khu vực, đặc biệt có cách hiểu và áp dụng giống nhau về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và có cách ứng xử chuẩn mực với luật pháp quốc tế, công khai, minh bạch và được quốc tế công nhận để bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hòa bình khu vực.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng, thành viên chính thức đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị, Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng cho biết, qua các bài phát biểu của trưởng đoàn các nước, trọng tâm của Hội nghị lần này đề cập nguy cơ đang có chiều hướng gia tăng về tranh chấp biển, đòi hỏi nhu cầu giải quyết bằng hợp tác và phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, phù hợp với UNCLOS năm 1982. Các nước đều quan tâm đến việc hợp tác xử lý các thách thức này, tránh nguy cơ xung đột với mục tiêu bảo đảm hòa bình và ổn định thực sự cho khu vực.
Tại Hội nghị, Ban Thư ký ASEAN, đại diện các nước ASEAN và Nhật Bản đã đánh giá tình hình an ninh khu vực, những tác động đối với mối quan hệ ASEAN - Nhật Bản và thảo luận về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa Nhật Bản và ASEAN trong những năm tới.
Trước đó, tối 12-3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có buổi tiếp xã giao đại diện các nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Abe nhấn mạnh, Hội nghị lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng cường năng lực cũng như hợp tác quốc phòng thực chất giữa ASEAN và Nhật Bản trong tương lai. Nhật Bản nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc cùng với các nước ASEAN duy trì một môi trường hòa bình và ổn định.
Thủ tướng Nhật Bản cũng đánh giá về tình hình an ninh khu vực, vấn đề tranh chấp biển, an ninh hàng hải; về các điểm hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN, nhấn mạnh vai trò của ASEAN, theo đó, Nhật Bản cam kết sẽ là quốc gia hợp tác tích cực và có trách nhiệm trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác như ARF và ADMM+.
Ngoài ra, Nhật Bản cam kết cùng các quốc gia ASEAN cũng như từng nước ASEAN xây dựng năng lực đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống vì một khu vực hòa bình và ổn định.
Trong hai ngày 13 và 14-3, bên lề Hội nghị quốc phòng ASEAN - Nhật Bản, các cuộc gặp song phương giữa đại diện các nước và hội thảo về vấn đề an ninh lần thứ 4 cũng diễn ra./.
"Cần quán triệt sâu sắc kiến thức quốc phòng - an ninh"  (13/03/2013)
Trung Quốc bắt đầu quy trình bầu chọn lãnh đạo mới  (13/03/2013)
Nga - Anh tiến hành đối thoại chiến lược lần thứ nhất  (13/03/2013)
Cần biên tập lại Chương I - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (13/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên