Bán đảo Triều Tiên đang bên bờ vực chiến tranh
Triều Tiên cũng tuyên bố đơn phương hủy bỏ Hiệp ước đình chiến đã chấm dứt chiến tranh Triều Tiên sau năm 1953 để phản đối cuộc tập trận chung do Mỹ - Hàn Quốc thực hiện đã diễn ra hôm 11-3.
Trong khi phần lớn các tuyên bố này đều được xem là những lời đe dọa lớn tiếng, tuyên bố mới nhất nhằm vào đảo Baengnyeong, nơi có 5.000 dân thường sinh sống, dường như rất đáng tin và có sức nặng của tiền lệ.
Năm 2010, tàu hải quân Hàn Quốc Cheonan đã bị chìm tại khu vực Baengnyeong làm 46 người thiệt mạng và cuối năm đó, Triều Tiên đã bắn pháo vào đảo Yeonpyeong, ở gần đấy, làm 4 người chết.
Trong chuyến thăm một đơn vị pháo binh tiền phương hôm thứ hai, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã nói rằng các mục tiêu được ưu tiên số một gồm có các trạm radar, các giàn phóng tên lửa đối hạm Harpoon, các trạm pháo phản lực đa nòng 130mm và pháo tự hành 150mm.
Một quan chức quản trị ở Baengnyeong là Kim Young-Gu cho biết các điểm lánh nạn dân sự trên đảo đã được chuẩn bị sẵn sàng và các hội đồng làng trên đảo đã được đưa vào tình trạng báo động cao.
"Sẽ không có làn sóng chạy nạn ồ ạt của những người dân đảo hoảng sợ vào đất liền. Nhưng thành thực mà nói, chúng tôi hơi sợ" - ông nói với AFP qua điện thoại.
Khu vực tranh chấp ngoài khơi bờ biển phía Tây giữa hai nước đã từng diễn ra các cuộc hải chiến dữ dội trong năm 1999, 2002 và 2009.
Có tin nói cư dân trên một số đảo tiền tiêu đã mặc nguyên quần áo khi ngủ nhằm chuẩn bị cho các báo động vào đêm.
Cuộc khủng hoảng là phép thử đầu tiên với tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, người mới tuyên thệ nhậm chức chỉ cách nay có 2 tuần, trong khi các nhà phân tích lo lắng về việc Kim Jong-Un, nhân vật chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, sẽ sẵn sàng đẩy vụ việc xa tới đâu.
Ở Seoul, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min-Seok nói rằng các chuyến thăm tiền tuyến của lãnh đạo Triều Tiên nhằm gây sức ép tâm lý lên Hàn Quốc.
Kim Min-Seok nói rằng Triều Tiên đã bắt đầu một loạt cuộc tập trận hải quân sử dụng tàu ngầm và có thể tiến hành diễn tập hợp đồng tác chiến toàn quân trong mấy ngày tới.
Trong động thái có thể chọc giận Bình Nhưỡng, hôm thứ hai, Mỹ đã tiếp tục tăng cấm vận nhằm vào ngân hàng ngoại thương chính của Triều Tiên và 4 quan chức cao cấp của ngân hàng.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon nói rằng Mỹ sẽ "tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác để tăng cường cấm vận trong nước và quốc tế nhằm ngăn cản chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên".
Các cấm vận trước đây đã không khiến Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân. Nhưng cộng đồng quốc tế hy vọng các biện pháp tài chính mới có thể làm chậm lại tiến trình sở hữu vũ khí hạt nhân và cuối cùng là giải pháp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Các biện pháp của Mỹ được thực hiện cùng với các lệnh cấm vận được HĐBA Liên hợp quốc triển khai hồi tuần trước, với sự đồng ý của cả Trung Quốc, nước bảo trợ về kinh tế và ngoại giao của Triều Tiên.
Donilon cũng nói rằng Mỹ sẽ sử dụng "hết các khả năng" để bảo vệ Mỹ và các đồng minh như Hàn Quốc./.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Càng khó khăn càng phải thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí  (12/03/2013)
Việt Nam tổ chức trình diễn dệt truyền thống ASEAN  (12/03/2013)
Mỹ chủ trương nới lỏng kiểm soát xuất khẩu vũ khí  (12/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên