Hội thảo duy trì khu vực ASEAN phi vũ khí hạt nhân
Tham dự có đại diện Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế (IAEA), Tổ chức Hiệp ước cấm thử toàn diện hạt nhân (CTBTO), quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng năm nước sở hữu hạt nhân; bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và nhiều nước thuộc các khu vực khác trên thế giới.
Hội thảo đã tập trung thảo luận về sự cần thiết hợp tác chặt chẽ giữa các nước ASEAN và CTBTO để duy trì các mục tiêu của Hiến chương ASEAN và Hiệp ước Khu vực phi vũ khí hạt nhân ASEAN (SEANWFZ); tầm quan trọng các biện pháp bảo vệ và Nghị định thư bổ sung của IAEA về tăng cường các mục tiêu của Hiến chương ASEAN và Hiệp ước SEANWFZ; an ninh hạt nhân và Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân và những sự phát triển quốc tế gần đây trong khu vực, nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa ASEAN với IAEA và CTBTO.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa khẳng định rằng cam kết của các nước ASEAN hướng tới giải trừ quân bị hạt nhân cần được thực hiện thông qua các hành động cụ thể nhằm thiết lập khu vực phi vũ khí hạt nhân không chỉ ở Đông Nam Á mà trên cả thế giới.
Bộ trưởng Marty Natalegawa nhấn mạnh bốn vấn đề cần làm để xây dựng khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân như một nền tảng cho thế giới phi vũ khí hạt nhân.
Đó là các nước thành viên ASEAN cần duy trì kiên định cam kết hướng tới các Hiệp ước và Công ước quốc tế về việc chỉ sử dụng hạt nhân vào các mục đích hòa bình; tăng cường những nỗ lực liên quan đến sự tham gia của các nước sở hữu hạt nhân đối với Nghị định thư sửa đổi Hiệp ước SEANWFZ; tiếp tục những tiến bộ của chương trình giải trừ và không phổ biến hạt nhân ở cấp độ toàn cầu; thúc đẩy sức mạnh tổng hợp giữa các cơ quan liên quan, khu vực và quốc tế về an ninh hạt nhân, tăng cường bảo vệ hạt nhân và an toàn hạt nhân ở mọi cấp độ.
Hội thảo đã cung cấp diễn đàn cho các đại biểu tham dự đến từ 27 nước trao đổi quan điểm về tác động chính trị của việc phổ cập Hiệp ước cấm thử toàn diện hạt nhân (CTBT) và tầm quan trọng của các biện pháp bảo vệ và Nghị định thư bổ sung của IAEA để hỗ trợ cho các mục tiêu của Hiến chương ASEAN và SEANFWZ.
Hội thảo cũng đã quan tâm trao đổi về quan hệ tương hỗ giữa Hiến chương ASEAN và SEANWFZ với an ninh hạt nhân và CTBT, giữa ASEAN và Ban thư ký ASEAN với IAEA và CTBTO; các vấn đề liên quan đến tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa IAEA, CTBTO với ASEAN, Ban thư ký ASEAN và các nước thành viên ASEAN; và các nước ASEAN cần làm gì để thúc đẩy an ninh hạt nhân, đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh và đại diện Vụ Các Tổ chức Quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tham dự Hội thảo./.
Philippines sẽ tiếp nhận 10 tàu tuần duyên Nhật Bản  (13/02/2013)
Một căn cứ quân sự Thái Lan bị tấn công, 17 người chết  (13/02/2013)
Khoa học công nghệ với quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp  (13/02/2013)
Khoa học công nghệ với quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp  (13/02/2013)
Nước Mỹ đối phó với tình hình nợ công  (13/02/2013)
Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương  (13/02/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên