Trung Quốc với vấn đề nợ công
Thực trạng nợ công Trung Quốc
Theo đánh giá của Victor Shih (Giáo sư Trường Đại học Northwestern của Mỹ), các chính quyền địa phương của Trung Quốc đã vay mượn tổng cộng trên 11 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT) (tương đương với 1,68 nghìn tỷ USD Mỹ) giai đoạn 2004 - 2009. Trung Quốc phải đối mặt với thâm hụt ngân sách khổng lồ, chiếm hơn 10% GDP (năm 2010). Theo Ngân hàng Standard chartered, nợ công của Trung Quốc hiện lên tới 28.000 tỷ NDT (khoảng 3.200 tỷ ơ-rô), tương đương 68% GDP (năm 2011). Đáng lo ngại hơn cả là ngành ngân hàng Trung Quốc đang nắm giữ đến 9.000 tỷ NDT nợ khó đòi (chiếm 22% GDP cả nước). Nợ công cấp vùng Trung Quốc lên tới 1.250 tỷ ơ-rô (tương đương 20% GDP) và trên thực tế có thể cao hơn gấp đôi so với thống kê chính thức, trong đó 80% là do các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ. Tình trạng nợ của Trung Quốc còn nguy ngập hơn cả so với ở Mỹ và châu Âu bởi lẽ các tỉnh, thành Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh nghèo và kém phát triển đã dễ dàng được cấp tín dụng để mở mang kinh tế. Nợ công của nhiều tỉnh, thành phố Trung Quốc đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Nợ nước ngoài của Trung Quốc đã vượt mức 751 tỷ USD (tháng 3-2012), tăng khoảng 110 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, 193,5 tỷ USD là nợ trung hạn và dài hạn, còn lại hơn 557 tỷ USD là các khoản nợ ngắn hạn (chiếm 74%). Hơn 76% tổng số tiền là các khoản nợ bằng đồng USD, trong khi chỉ có hơn 7% nợ dưới dạng đồng Yên và hơn 8% là các khoản nợ bằng đồng ơ-rô. Cơ cấu nợ nước ngoài của Trung Quốc vẫn tập trung chủ yếu vào các khoản nợ ngắn hạn và dưới dạng đồng USD. Mặc dù nợ nước ngoài tăng cao song vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Qúy I-2012, Trung Quốc đã trả được 6 tỷ USD tiền nợ trung hạn và ngắn hạn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2011.
Hầu hết nợ phát sinh ở Trung Quốc được đầu tư vào khu vực kết cấu hạ tầng, đầu tư vào khu vực địa ốc, không phải cho tiêu dùng. Phần lớn các khoản nợ này được hình thành khi Trung Quốc thực thi chương trình kích thích kinh tế năm 2008. Do các quy định tín dụng được nới lỏng, nhiều địa phương đã dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và ồ ạt xây dựng các nhà, cầu cống, nhà máy. Khác với các nước phương Tây, chính quyền địa phương Trung Quốc không thể phát hành trái phiếu để vay tiền. Vì vậy, để xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương (khi Chính phủ Trung ương không tài trợ), chỉ còn cách duy nhất là vay vốn từ các ngân hàng. Đối với nhiều dự án, các chính quyền địa phương đi vay gần như toàn bộ chi phí. Điều này khiến cho hoạt động vay nợ trở thành gánh nặng lớn. Tính đến tháng 6-2011, các chính quyền địa phương Trung Quốc đã có khoản nợ lên đến 10,7 nghìn tỉ NDT (khoảng 1.650 tỷ USD) - tương đương khoảng 27% GDP (năm 2010). Và hơn một nửa trong số nợ này sẽ được đáo hạn trong năm 2014. Nợ của chính quyền địa phương vẫn tiếp tục gia tăng do Chính phủ Trung Quốc tăng lãi suất để giảm lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 4,9% (1-2011) lên 6,5% (7-2011) - mức tăng cao nhất từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mỗi lần tăng lãi suất đều gia tăng gánh nặng nợ nần lên các chính quyền địa phương. Ngoài ra, các khoản chi tiêu cho an ninh nội địa, an ninh quốc phòng và gói chi tiêu kích thích kinh tế 586 tỷ USD sau khủng hoảng cũng đóng góp vào mức tăng nợ công của Trung Quốc.
Mặc dù chìm trong nợ nần, nhưng Trung Quốc vẫn tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu vượt qua khủng hoảng tài chính với mục tiêu tìm kiếm những mối lợi về kinh tế, chính trị, uy tín, khi đầu tư mua trái phiếu chính phủ của các nước châu Âu: Thứ nhất, Trung Quốc muốn đa dạng hóa đầu tư tài chính, giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD; Thứ hai, châu Âu đã là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Giúp đỡ châu Âu về tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục chảy vào thị trường châu Âu, đồng thời cũng thu hút được thêm các công nghệ cao nhập khẩu từ châu Âu. Với dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dùng sức mạnh tài chính để “cứu” châu Âu trong cơn vật lộn thời hậu suy thoái, nhằm đổi lấy công nghệ và mở cửa biên giớí.
Nợ của Trung Quốc ít rắc rối hơn so với gánh nặng nợ công tại các nước giàu, bởi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc rất cao. Tỷ lệ nợ công 80% GDP của Trung Quốc sẽ là vấn đề nghiêm trọng nếu tăng trưởng GDP trong ngắn hạn dự báo dưới 3% (như ở Mỹ) và gần 1% (như ở Nhật Bản). Nguy cơ nợ công ít hơn nhiều khi tăng trưởng trong ngắn hạn của Trung Quốc dự báo 8% - 9%. Thậm chí, nếu tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc trong khoảng 5% - 7%, gánh nặng nợ cũng sẽ nhanh chóng giảm nếu các khoản cho vay mới được kiểm soát. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đang xem xét khoản cứu trợ lên đến 2.000 - 3.000 nghìn tỷ NDT cho các chính quyền địa phương mắc nợ nhằm tránh việc đổ vỡ hàng loạt có thể khiến nền kinh tế suy sụp. Cùng với đó, chính quyền của các tỉnh, thành phố và thị trấn đã cam kết sử dụng khoản thu nhập từ việc bán đất để trả các khoản nợ tổng cộng lên tới 2.255 tỷ NDT. Theo các chuyên gia kinh tế, có ba nhân tố đóng góp vào mức an toàn nợ công của Trung Quốc, đó là:
Một là, nguồn thu từ thuế của Trung Quốc đang tăng mạnh. Chỉ tính trong tháng 7-2011, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 34,4% lên 262,3 tỷ NDT và thuế tiêu thụ tăng 10,4% lên 54,86 tỷ NDT. Doanh thu thuế của Trung Quốc tăng 29,6% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011 (tương đương khoảng 773 tỷ USD). Doanh thu thuế cao sẽ giúp cải thiện tình hình tài khóa;
Hai là, phần lớn nợ của Trung Quốc là nợ phát hành bằng đồng nội tệ với mức lãi suất thấp. Mức lãi suất trái phiếu của Chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm hiện chỉ vào khoảng 3,94% so với mức 4,3% của Mỹ;
Ba là, Trung Quốc có tới hơn 3,2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối (tháng 6-2011). Vì vậy, việc thanh toán nợ chắc chắn không gây nhiều khó khăn cho kinh tế Trung Quốc. Tuy vậy, với tốc độ tích lũy nợ hiện nay, Trung Quốc đang trong tình trạng nợ không bền vững.
Các chính sách kinh tế Trung Quốc thực hiện nhằm giảm nợ ngắn hạn sẽ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ tới và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt khoảng 8,7% (năm 2012) so với hơn 10% thập kỷ trước.
Giải pháp ứng phó nợ công của Trung Quốc
Năm 2011, Chính quyền các địa phương Trung Quốc vay nợ 2.153,6 tỷ NDT (đã hoàn trả 2.153,3 tỷ NDT). Bởi vậy, mức vay nợ ròng của năm 2011 chỉ còn 300 triệu NDT (khoảng 48 triệu USD), tương đương 0,003% (năm 2010). Nếu so với tốc độ tăng nợ phi mã 19% của năm 2010 và 62% của năm 2009 thì rõ ràng các chính sách kiểm soát nợ công của chính quyền địa phương Trung Quốc đã thực sự phát huy tác dụng.
Nhưng khác với Hy Lạp, toàn bộ các khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc đều do các ngân hàng nội địa nắm giữ chứ không phải các ngân hàng nước ngoài. Trong khi các ngân hàng này đều được kiểm soát bởi chính phủ nên nguy cơ vỡ nợ của các chính quyền địa phương sẽ không xảy ra miễn là các nguồn thu ngân sách của chính quyền địa phương và ngân sách quốc gia vẫn tăng thì Trung Quốc vẫn có thể thanh toán toàn bộ các khoản nợ.
Tuy vậy, lo ngại trước núi nợ ngày càng tăng, Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã đề xuất một số giải pháp cơ bản mà Trung Quốc đã và đang triển khai nhằm giải quyết vấn đề gia tăng nợ công, đó là:
Thứ nhất, cứu trợ cho chính quyền địa phương Trung Quốc
Trung Quốc xem xét khoản cứu trợ lên tới 2.000 - 3.000 tỷ NDT giúp cho các chính quyền địa phương mắc nợ nhằm tránh việc vỡ nợ hàng loạt có thể khiến nền kinh tế suy sụp. Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng cường trợ giúp châu Âu giảm nợ công bởi lẽ châu Âu là thị trường xuất khẩu số một của Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu làm cho lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường châu Âu giảm. Việc giảm xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến tăng kinh tế của Trung Quốc, trong khi kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, xuất khẩu giảm, thất nghiệp sẽ tăng, bất ổn xã hội sẽ cao. Vì vậy, giúp châu Âu giảm nợ công (thông qua đầu tư mua trái phiếu chính phủ của các nước châu Âu) sẽ tạo ra tiền để trả được những khoản nợ của Trung Quốc.
Thứ hai, phát hành trái phiếu chính phủ.
Chương trình phát hành trái phiếu của Chính phủ Trung Quốc vừa giúp ngăn chặn được làn sóng vay ngân hàng trong nước, vừa giúp chính quyền các địa phương có thêm nguồn vốn đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng. Thượng Hải đã công bố bán 7.100 tỷ NDT tiền trái phiếu, trong đó có 3.600 tỷ trái phiếu thời hạn 3 năm với lãi suất 3,1% và 3.500 tỷ trái phiếu thời hạn 5 năm với lãi suất 3,3%. Thẩm Quyến sẽ bán 2.200 tỷ NDT trái phiếu cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại rằng giải pháp này có thể là hình thức đáo nợ hợp pháp dưới sự cho phép của Chính phủ Trung Quốc khi lấy một khoản nợ trong tương lai trả cho các khoản nợ cũ. Và điều này rất có thể sẽ khiến các địa phương Trung Quốc tiếp tục ngập trong các khoản nợ.
Thứ ba, nới lỏng chính sách tiền tệ
Biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ cũng đã được Chính phủ Trung Quốc sử dụng. Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với 20 ngân hàng thương mại xuống còn 16%. Giới quan sát coi sự nới lỏng này như một dấu hiệu cho thấy PBOC sẽ tiếp tục giảm yêu cầu dự trữ (hiện đang ở mức cao lịch sử) đối với tất cả các ngân hàng khác.
Thứ tư, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Bước đầu tiên của Chính phủ Trung Quốc trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là tiến hành tổ chức lại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng giám sát và tính độc lập, tự chủ trong quản lý, điều hành các chính sách tiền tệ. Tiếp theo là củng cố và tăng cường hệ thống giám sát tài chính bằng việc thành lập Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Hoa, tập trung vào công tác quản trị rủi ro ở các ngân hàng. Ban hành hàng loạt văn bản và quy định mới, áp dụng những chuẩn mực kế toán và kiểm toán độc lập khắt khe hơn và những thông lệ quản trị công ty hiện đại nhằm nâng cao tính minh bạch, duy trì niềm tin của khách hàng, nhận diện những ngân hàng có vấn đề để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, xử lý.
Theo đánh giá của Yao Wei - chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Societe Generale SA (Pháp) - Trung Quốc cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu để tái cân bằng nền kinh tế, giảm thặng dư đối ngoại, quốc tế hóa NDT và đa dạng kho dự trữ ngoại hối./.
Hội thảo quan hệ quốc tế: “Trật tự thế giới từ năm 2001 đến năm 2012” (Tổng thuật)  (14/01/2013)
Thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng gắn với triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam  (14/01/2013)
Thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng gắn với triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam  (14/01/2013)
Chống tham nhũng, xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI  (14/01/2013)
Chống tham nhũng, xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI  (14/01/2013)
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc bắt đầu thăm Việt Nam  (13/01/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên