Xây dựng hướng dẫn thực hiện lấy phiếu tín nhiệm
23:00, ngày 11-01-2013
Trong hai ngày 10 và 11-1, tại thành phố Huế, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị quyết số 35/2012/QH 13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị.
Các đại biểu nhấn mạnh đến điều kiện bảo đảm thực hiện Nghị quyết, công tác tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết hướng dẫn cần đưa ra các quy định, tiêu chí cụ thể nhằm tránh hình thức, bảo đảm tính khách quan, nhất là trong công tác đánh giá mức độ tín nhiệm của cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Về tên phiếu sử dụng trong quá trình bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm, nhiều ý kiến đề nghị nên bỏ chữ "thăm dò" mà ghi rõ "phiếu lấy tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm," Liên quan tới 2 phương án lấy phiếu tín nhiệm, đa số các ý kiến nên chọn phương án 1 quy định một mẫu sử dụng chung, trên đó ghi đầy đủ danh sách tất cả những đối tượng sẽ được lấy phiếu.
Tuy nhiên, dự thảo nên bổ sung theo hướng chia theo nhóm như Quốc hội, Chính phủ hay Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân; mức độ công khai kết quả lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, bổ sung các quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những địa phương đang thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường; những địa phương có các trưởng ban Hội đồng Nhân dân chỉ kiêm nhiệm các chức vụ khác, trong khi phó trưởng ban lại chuyên trách nhưng không có tên trong nghị quyết này.
“Trách nhiệm của đại biểu là nắm tâm tư nguyện vọng của cử tri và người được bỏ phiếu tín nhiệm nên phải có cơ chế cụ thể trong việc tổng hợp ý kiến, tâm tư nguyện vọng của cử tri" - phó giáo sư, tiến sỹ, trung tướng Trần Văn Đỗ, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, thành viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội đề nghị Quốc hội bổ sung thêm những điều này.
Đại biểu Tô Văn Tám, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, thành viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng bày tỏ: “Nên quy định lại việc bỏ phiếu tại Điểm 3, Điều 8 vì hiện nay cử tri rất mong muốn việc bỏ phiếu tín nhiệm phải được tiến hành ngay tại kỳ họp đó. Việc bỏ phiếu tín nhiệm còn là cơ sở để đề nhiệm hoặc bãi nhiệm người được lấy phiếu.”
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Quốc hội thông qua một Nghị quyết rất mới và quan trọng. Việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm được dư luận, cử tri, nhân dân, đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân rất hoan nghênh. Thực chất, đây là thăm dò dư luận, thăm dò ý kiến của đại biểu, bằng niềm tin nội tâm của các đại biểu, bằng trách nhiệm của các đại biểu với tư cách đại diện cho nguyện vọng của cử tri, chứ không phải đi bỏ phiếu hay thi hành, cách chức, bãi nhiệm một chức danh nào đó.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nhấn mạnh cần phải bám sát Nghị quyết 35 của Quốc hội, những gì Nghị quyết không quy định thì cần có hướng dẫn cụ thể, những gì đã quy định nhưng trong quá trình thực hiện còn vướng mắc thì cần có hướng dẫn điều chỉnh rõ ràng, tạo sự đồng nhất, nhất trí cao để thực hiện Nghị quyết 35 trong toàn quốc./.
Về tên phiếu sử dụng trong quá trình bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm, nhiều ý kiến đề nghị nên bỏ chữ "thăm dò" mà ghi rõ "phiếu lấy tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm," Liên quan tới 2 phương án lấy phiếu tín nhiệm, đa số các ý kiến nên chọn phương án 1 quy định một mẫu sử dụng chung, trên đó ghi đầy đủ danh sách tất cả những đối tượng sẽ được lấy phiếu.
Tuy nhiên, dự thảo nên bổ sung theo hướng chia theo nhóm như Quốc hội, Chính phủ hay Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân; mức độ công khai kết quả lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, bổ sung các quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những địa phương đang thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường; những địa phương có các trưởng ban Hội đồng Nhân dân chỉ kiêm nhiệm các chức vụ khác, trong khi phó trưởng ban lại chuyên trách nhưng không có tên trong nghị quyết này.
“Trách nhiệm của đại biểu là nắm tâm tư nguyện vọng của cử tri và người được bỏ phiếu tín nhiệm nên phải có cơ chế cụ thể trong việc tổng hợp ý kiến, tâm tư nguyện vọng của cử tri" - phó giáo sư, tiến sỹ, trung tướng Trần Văn Đỗ, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, thành viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội đề nghị Quốc hội bổ sung thêm những điều này.
Đại biểu Tô Văn Tám, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, thành viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng bày tỏ: “Nên quy định lại việc bỏ phiếu tại Điểm 3, Điều 8 vì hiện nay cử tri rất mong muốn việc bỏ phiếu tín nhiệm phải được tiến hành ngay tại kỳ họp đó. Việc bỏ phiếu tín nhiệm còn là cơ sở để đề nhiệm hoặc bãi nhiệm người được lấy phiếu.”
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Quốc hội thông qua một Nghị quyết rất mới và quan trọng. Việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm được dư luận, cử tri, nhân dân, đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân rất hoan nghênh. Thực chất, đây là thăm dò dư luận, thăm dò ý kiến của đại biểu, bằng niềm tin nội tâm của các đại biểu, bằng trách nhiệm của các đại biểu với tư cách đại diện cho nguyện vọng của cử tri, chứ không phải đi bỏ phiếu hay thi hành, cách chức, bãi nhiệm một chức danh nào đó.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nhấn mạnh cần phải bám sát Nghị quyết 35 của Quốc hội, những gì Nghị quyết không quy định thì cần có hướng dẫn cụ thể, những gì đã quy định nhưng trong quá trình thực hiện còn vướng mắc thì cần có hướng dẫn điều chỉnh rõ ràng, tạo sự đồng nhất, nhất trí cao để thực hiện Nghị quyết 35 trong toàn quốc./.
Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri thiểu số tỉnh Lạng Sơn  (11/01/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (11/01/2013)
Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu  (11/01/2013)
Việt Nam viện trợ cho Philippines sau bão Bopha  (11/01/2013)
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Tổng thống Venezuela  (11/01/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên