Thủ đô Hà Nội đi đầu trong thí điểm lấy phiếu tín nhiệm
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, khai mạc sáng 8-1, đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh đây là Hội nghị hết sức quan trọng với nhiều nội dung bản lề nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV.
Hội nghị dành nhiều thời gian thảo luận các báo cáo, chỉ rõ các tồn tại, khuyết điểm và tìm ra các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan. Hội nghị tập trung phân tích làm rõ ưu khuyết điểm, bài học kinh nghiệm của tập thể Ban Thường vụ và từng thành viên, từ đó có những đóng góp để kịp thời chấn chỉnh. Hội nghị cũng đánh giá sâu, cụ thể thành viên Ban Thường vụ ở 2 lĩnh vực là làm rõ mặt mạnh - yếu, tinh thần đoàn kết nội bộ và giải quyết những công việc khó khăn, nhạy cảm, cải cách hành chính.
Đồng chí Phạm Quang Nghị cho biết, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được công bố đến các thành viên được lấy tín nhiệm và thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ. Vì làm thí điểm và chưa có các quy định cụ thể của Trung ương nên các kết quả này chỉ để báo cáo lên cơ quan cấp trên mà chưa công bố cho các cơ quan báo chí. Tới đây, thành phố sẽ xin ý kiến Trung ương, nếu được thì kết quả lấy phiếu tín nhiệm hàng năm sẽ được công bố công khai.
Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch về thí điểm lấy phiếu tín nhiệm cá nhân lãnh đạo. Sau khi lấy phiếu các thành viên Ban Thường vụ, thành phố Hà Nội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, các Giám đốc sở, Bí thư, Chủ tịch các quận, huyện, thị xã...
Theo Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, thời gian qua, việc nhận xét đánh giá hằng năm có những điểm hạn chế, có những tiêu chí chưa sát thực, không phù hợp với thực tiễn, tiêu chí đánh giá chung chung, khó đánh giá được cụ thể các cá nhân. Lần này, lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín, khách quan hơn, tiêu chí đánh giá cụ thể hơn với 2 tiêu chí cụ thể: năng lực chỉ đạo, điều hành và đạo đức phẩm chất cán bộ. Trên lá phiếu có 3 hình thức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị yêu cầu, việc bỏ phiếu cần khách quan, công tâm, trung thực, tránh tình trạng bè phái, cơ hội cá nhân. Ban Thường vụ sẽ xử lý nghiêm cán bộ sai phạm; phát huy dân chủ phải đi kèm nội quy, quy định, qua đó ngăn ngừa việc lợi dụng dân chủ.
Trước mắt Hà Nội sẽ tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo chủ chốt 7 sở “nhạy cảm” thường tiếp xúc với nhân dân, doanh nghiệp là các sở: Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an Hà Nội.
Theo báo cáo của Thành ủy Hà Nội về công tác xây dựng Đảng năm 2012, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhờ sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời, sâu sát nên toàn thành phố thực hiện tốt cả nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh xã hội.
Tuy nhiên, Ban Thường vụ cũng thẳng thắn đánh giá vẫn còn nhiều hạn chế như: việc nắm bắt và dự báo thông tin về một số việc còn chậm; việc chỉnh đốn Đảng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở còn một số hạn chế; phong trào học tập làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một số đơn vị còn hình thức; kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI có nơi chất lượng chưa tốt, còn nặng nề thành tích, chưa chỉ rõ hạn chế, khuyết điểm cũng như trách nhiệm cá nhân...
Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung đổi mới, chỉnh đốn Đảng với tinh thần tập trung, kiên quyết, sâu sát, hiệu quả; thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết Trung ương và 9 chương trình công tác lớn của Thành ủy, đặc biệt là xoáy sâu vào 5 nhiệm vụ chủ yếu và 2 khâu đột phá, giúp Thủ đô phát triển vượt bậc./.
Trao Giải thưởng Sao tháng Giêng cho 100 sinh viên tiêu biểu  (08/01/2013)
Chứng cứ pháp lý chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa  (08/01/2013)
Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho các cán bộ Lào  (08/01/2013)
Quốc hội kiểm tra thiệt hại động đất ở Thủy điện sông Tranh 2  (08/01/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên