“Tập trung làm quyết liệt hơn công tác giảm nghèo”
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết, trong năm 2012, mặc dù trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực của toàn ngành, các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch về lao động, người có công và xã hội tiếp tục có chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực.
Cụ thể, trong lĩnh vực việc làm, phát triển thị trường lao động, năm 2012 đã giải quyết việc làm mới cho 1.520 nghìn người (đạt 95% kế hoạch), tuy không đạt kế hoạch, nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, đây là một cố gắng lớn. Thị trường lao động tiếp tục được củng cố và phát triển; đã tổ chức trên 600 phiên giao dịch việc làm ở 43 tỉnh, thành phố với tần suất giao dịch tăng gấp 1,2 lần so với năm 2011.
Công tác dạy nghề tiếp tục được đổi mới và phát triển, trong năm 2012 đã tuyển mới dạy nghề cho gần 1,5 triệu người, đạt 78,6% kế hoạch. Hệ thống dạy nghề tiếp tục phát triển theo hướng xã hội hóa. Các hoạt động dạy nghề tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm.
Về thực hiện chính sách ưu đãi người có công, đã thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho gần 1,5 triệu người có công với cách mạng; điều chỉnh nâng mức trợ cấp người có công từ ngày 1-5-2012 theo Nghị định số 47/2012/NĐ-CP của Chính phủ (tăng 27,58%); tổ chức điều dưỡng luân phiên cho trên 290 nghìn người; nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung cho khoảng 1.000 thương binh nặng; thực hiện chính sách chỉnh hình - phục hồi chức năng cho trên 12.500 thương binh, thân nhân người có công…
Công tác giảm nghèo bền vững được thực hiện đồng bộ; Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, tập trung đầu tư cho vùng khó khăn, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước cuối năm 2012 còn 10%, giảm 1,76% so với cuối năm 2011. Công tác bảo trợ xã hội được chú trọng, thực hiện bảo trợ thường xuyên tại cộng đồng cho 2.650 nghìn người; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 2,5 triệu người.
Hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội tiếp tục được củng cố, nâng cấp từ nhiều nguồn kinh phí, tăng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ cho đối tượng; phát triển thêm 20 cơ sở bảo trợ xã hội (2 cơ sở công lập, 18 cơ sở dân lập) đưa tổng số cơ sở bảo trợ xã hội cả nước lên 432 cơ sở (270 cơ sở công lập, 158 cơ sở dân lập)…
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, an toàn vệ sinh lao động, quản lý lao động người nước ngoài tại Việt Nam; công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thực hiện bình đẳng giới; nâng cao công tác cai nghiện, phục hồi, phòng chống mại dâm… tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cũng cho biết một số tồn tại, hạn chế của ngành như: trong thực hiện chương trình công tác, một số đề án chuẩn bị còn chậm; còn nhiều lao động thiếu việc làm, không có việc làm thường xuyên; thị trường lao động phát triển chưa đồng bộ; chỉ tiêu tuyển mới dạy nghề đạt thấp; nguồn lực đầu tư cho dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế; đời sống người lao động, hộ nghèo, đối tượng xã hội còn nhiều khó khăn; tệ nạn ma túy, mại dâm diễn biến phức tạp.
Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Đồng Nai… đề nghị Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục dành sự quan tâm hơn nữa cho công tác giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; tập trung nguồn lực vào hiện các sách sách giảm nghèo đối với những địa bàn nghèo; nâng mức hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo; đầu tư nâng cấp các cơ sở bảo trợ xã hội; tăng cường công tác thông tin về lao động, việc làm.
Các đại biểu đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (sửa đổi), đặc biệt cần làm rõ những vấn có thể phát sinh trong thi hành Bộ luật Lao động (sửa đổi) như vấn đề liên quan đến hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi lao động… Đồng thời, kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với các bộ, ngành kiến nghị Chính phủ hoàn thiện các văn bản pháp luật và quy định liên quan đến các lĩnh vực đào tạo nghề; chăm sóc người có công, bảo trợ xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đạt được trên các mặt công tác trong năm 2012; nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2012 có đóng góp quan trọng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội - một ngành hoạt động đa lĩnh vực.
Thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong khó khăn chúng ta không cắt giảm bất kỳ các khoản chi nào dành cho an sinh xã hội mà còn tăng thêm các khoản chi cho an sinh xã hội. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội đã đóng góp quan trọng vào sự ổn định xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ đồng tình với các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề ra cho năm 2013.
Chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội nhất là trong xây dựng thể chế, văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, các đơn vị trực thuộc. Cùng với đó là tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý của ngành; nâng cao năng lực dự báo nhất là dự báo về lao động, nhu cầu lao động; nâng cao năng lực cung cấp thông tin, giải trình, giải đáp về các vấn đề mà người dân và dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung làm quyết liệt hơn nữa công tác giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; nghiên cứu các tiêu chí đánh giá về hộ nghèo để có các hình thức hỗ trợ phù hợp, đúng đối tượng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục có các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ các hộ cận nghèo, tránh tính trạng tái nghèo; thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề ở khu vực nông thôn theo hướng gắn liền với công việc người dân đang làm để họ có kiến thức tốt hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn. Đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 cũng như tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về dạy nghề.
Thủ tướng nêu rõ: tiếp tục quan tâm thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, lưu ý rà soát để không bỏ sót các đối tượng có công với cách mạng mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước; quan tâm thực hiện công tác quy tập hài cốt liệt sĩ khi đang làm nhiệm vụ ở Lào, Campuchia. Bên cạnh đó, Bộ cần quản lý chặt chẽ việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hướng lựa chọn thị trường, tạo điều kiện thuận lợi đề người lao động có thu nhập cao khi đi xuất khẩu lao động cũng như quản lý chặt chẽ, hiệu quả người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị cần phải kiên quyết hơn nữa trong thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn lao động; tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi trẻ em, bình đẳng giới; có các hình thức tuyên truyền hiệu quả nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em. Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với với các bộ, ngành địa phương trong chăm lo Tết cho người dân, nhất là các hộ nghèo, các đối tượng chính sách; bảo đảm cho nhà nhà có Tết, người người có Tết; nhân dân đón Xuân mới đầm ấm, vui tươi, an toàn và lành mạnh./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại tỉnh Hòa Bình  (07/01/2013)
Đánh giá triển vọng kinh tế châu Á trong năm 2013  (07/01/2013)
8 thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất năm 2012  (07/01/2013)
Triển khai Tháng cao điểm về an toàn thực phẩm Tết năm 2013  (07/01/2013)
Xây dựng và thực hành văn hóa đảng trong điều kiện đảng cầm quyền  (07/01/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay