Các nước chúc mừng tân Tổng Bí thư Trung Quốc
23:42, ngày 15-11-2012
Ngày 15-11, sau khi đồng chí Tập Cận Bình được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) khóa 18 bầu làm Tổng Bí thư CPC khóa 18, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi điện chúc mừng.
* Website Chính phủ Liên bang Nga chiều cùng ngày đã đăng điện mừng của Chủ tịch Đảng "Nước Nga Thống nhất" (UR) cầm quyền, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev gửi Tổng Bí thư Tập Cận Bình.
Điện mừng của Chủ tịch UR Medvedev nêu rõ dưới sự lãnh đạo của CPC, nhân dân Trung Quốc đã giành được những thành tích to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, văn hóa và các lĩnh vực khác, đồng thời đã củng cố vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Việc thực hiện vào đời sống các nghị quyết của Đại hội 18 CPC sẽ góp phần phát triển phồn vinh cho nhân dân Trung Quốc.
UR và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phối hợp hành động hiệu quả trong một loạt vấn đề kinh tế, xây dựng Đảng, phát triển quan hệ trực tiếp giữa các địa phương và khu vực biên giới của hai nước, đồng thời tăng cường tiếp xúc và thúc đẩy hợp tác giữa hai đảng.
* Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-Un đã gửi lời chúc mừng nhiệt liệt tới đồng chí Tập Cận Bình nhân dịp ông được bầu làm Tổng Bí thư CPC.
Điện mừng của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un nhấn mạnh Triều Tiên và Trung Quốc "núi liền núi, sông liền sông", ca ngợi "tài sản chung quý giá" của hai nước là quan hệ hữu nghị lịch sử sâu nặng, bền vững.
Điện mừng cũng bày tỏ tin tưởng quan hệ hữu nghị truyền thống Trung Quốc-Triều Tiên vốn đã phát triển qua nhiều thế hệ sẽ tiếp tục được củng cố, tăng cường theo nguyện vọng của nhân dân hai nước.
* Thủ tướng Australia Julia Gillard cũng bày tỏ hoan nghênh việc đồng chí Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thứ CPC.
Người phát ngôn của bà Gillard khẳng định Australia mong muốn hợp tác chặt chẽ với ông Tập Cận Bình trên cương vị lãnh đạo mới nhằm tăng cường quan hệ song phương cũng như củng cố sự tham gia của hai nước trong đối phó với hàng loạt thách thức chung của khu vực và quốc tế.
* Sau khi Bắc Kinh công bố danh sách ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa mới, Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ "cùng có lợi" với đội ngũ lãnh đạo mới của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Phó Thư ký báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Naoko Saiki khẳng định: "Chúng tôi mong muốn mối quan hệ cùng có lợi dựa trên những lợi ích chiến lược chung giữa hai nước sẽ được thúc đẩy và nâng cao hơn nữa trong nhiệm kỳ công tác của ban lãnh đạo mới."
Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn trả lời phỏng vấn của nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác đánh giá cao thành công của Đại hội 18 của CPC.
- Theo Thủ tướng Romania Victor Ponta, Trung Quốc đang giữ vai trò một cường quốc về kinh tế và chính trị.
Vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế là tích cực và Đại hội 18 thể hiện hơn nữa việc CPC nhất trí quan điểm mang tinh thần trách nhiệm với người dân cũng như với thế giới.
- Phó Thủ tướng Nepal Narayan Kaji Shrestha bình luận không có sự lãnh đạo của CPC, Trung Quốc không thể vươn lên là một cường quốc chính trị và kinh tế thế giới như hiện nay.
Theo ông, lý do giúp CPC có thể đạt được những thành tựu này là sự kết hợp các nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tế đặc thù ở Trung Quốc để phù hợp với những điều kiện của quốc gia này./.
Thay đổi nhân sự Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính  (15/11/2012)
Đề cao vai trò của nhà giáo trong xã hội học tập  (15/11/2012)
Thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (15/11/2012)
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Ukraine  (15/11/2012)
Thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương 2013  (15/11/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên