Triển vọng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức
Tham dự có giáo sư, tiến sỹ, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Đức Hoàng Văn Huây; đại diện các bộ, ngành hữu quan Việt Nam; Phó Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Carsten Meyer Wiefhausen; Trưởng Văn phòng đại diện Viện FES tại Việt Nam Erwin Schweisshelm, cùng đông đảo hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Đức và sinh viên đang học tiếng Đức tại Hà Nội...
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Đức Hoàng Văn Huây cho biết, tháng 10 năm 2011, Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hướng tới tương lai. Với việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược đã tạo điều kiện để hai nước đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác lên một tầm cao mới.
Năm 2012, thực hiện kế hoạch hợp tác với Viện FES, Hội hữu nghị Việt Nam - Đức phối hợp với Văn phòng Viện FES tại Việt Nam tổ chức 3 hội thảo về "Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức: Thành tựu và Triển vọng" tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.
Hội thảo nhằm mục đích tìm hiểu sâu về vai trò và ý nghĩa của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục - đào tạo và tổng kết những kết quả đã đạt được trong một năm qua, cũng như triển vọng hợp tác trong tương lai.
Trưởng Văn phòng đại diện Viện FES tại Việt Nam Erwin Schweisshelm cho biết, tuy cách xa về mặt địa lý nhưng Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam có nhiều điểm gắn kết. Mối quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua có những bước phát triển mạnh mẽ. Cộng hòa Liên bang Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay có khoảng 4.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Đức...
Ông Erwin Schweisshelm bày tỏ mong muốn, hội thảo là dịp các chuyên gia hai nước chia sẻ, trao đổi về triển vọng hợp tác giữa Đức và Việt Nam. Đây còn là dịp tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước, nhất là làm thế nào để giới trẻ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của mối quan hệ Cộng hòa Liên bang Đức - Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu hai nước tập trung thảo luận về các chủ đề: Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức, Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức: nhìn về tương lai, Tình hình và triển vọng quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Đức...
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Đức chiếm 20% trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu sang EU. Trong giai đoạn 12 năm (từ năm 2000 - 2012), kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Đức đã tăng hơn 4 lần, trong đó xuất khẩu tăng 3,6 lần, nhập khẩu tăng 6,3 lần, đạt mức tăng trưởng trung bình 16,6%/năm.
Cộng hòa Liên bang Đức đã xếp Việt Nam là đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hóa vào Đức, đứng thứ 55/144 nước nhập khẩu hàng hóa từ Đức. Tính chung về kim ngạch hai chiều, Việt Nam đứng ở vị trí 47/144 nước đối tác của nước bạn.
Khoảng 100.000 người Việt Nam đang sinh sống ở Đức và 100.000 người khác nói tiếng Đức ở Việt Nam. Đây là một nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại song phương và là cầu nối để hàng hóa, công nghệ và nguồn vốn giữa hai bên được tiếp cận thị trường của nước đối tác.
Về triển vọng của mối quan hệ hợp tác hai nước, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu Bộ Công Thương Trần Ngọc Quân cho rằng với bề dày quan hệ hai nước, cùng với tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Đức, cộng với sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, nhất là sau khi Việt Nam và EU đã khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do vào tháng 6-2012 vừa qua, hai nước đang có cơ hội rất tốt để khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có của cả hai bên. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước sẽ được nâng lên tầm cao mới và mục tiêu kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Đức đạt 6,5 tỷ USD vào năm 2012 và trên 10 tỷ USD vào năm 2015 không phải là mục tiêu xa vời.
Tối cùng ngày, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 22 Quốc khánh nước Cộng hòa Liên bang Đức (3-10-1990 – 3-10-2012), kỷ niệm 37 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức và 1 năm hai nước trở thành đối tác chiến lược vì tương lai, Hội hữu nghị Việt Nam - Đức đã tổ chức gặp mặt hữu nghị.
Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Đức Hoàng Văn Huây; Trưởng Văn phòng đại diện Viện FES tại Việt Nam Erwin Schweisshelm; đông đảo hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Đức, chuyên gia hai nước và sinh viên đang theo học tiếng Đức cùng nâng cốc chúc mừng ngày Quốc khánh Cộng hòa Liên bang Đức; chúc cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp./.
Đàm phán Việt - Trung về vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ  (29/09/2012)
Thủ tướng chỉ thị triển khai hợp nhất văn bản và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật  (29/09/2012)
Ký biên bản ghi nhớ giữa 3 tỉnh của Việt Nam - Lào  (29/09/2012)
Cộng đồng các quốc gia độc lập tăng cường liên kết  (29/09/2012)
Quốc hội Việt Nam và Bulgaria tăng cường hợp tác  (29/09/2012)
Giữ vững an ninh trật tự vùng Tây Bắc  (29/09/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên