Chuẩn bị cho Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2
13:22, ngày 19-09-2012
Từ ngày 26 đến ngày 30-9-2012, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai với Chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước” sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Ngày 7-9-2012, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn đã có buổi họp thông báo về Hội nghị trên.
Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, tham dự Hội nghị có khoảng 1.000 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; đại diện một số cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài và đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài là trí thức, doanh nhân, văn nghệ sỹ, các nhà hoạt động xã hội, tôn giáo, lãnh đạo các hội đoàn, người có uy tín trong cộng đồng, thanh niên, sinh viên tiêu biểu… ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hội nghị sẽ đánh giá tình hình, xu hướng phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, việc triển khai các kết quả của Hội nghị lần thứ nhất được tổ chức tháng 11-2009 cũng như hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Đây cũng là dịp để trao đổi, thu thập ý kiến đóng góp cho việc huy động nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Lễ khai mạc Hội nghị toàn thể sẽ diễn ra vào sáng 27-9, sau đó là 4 Hội nghị chuyên đề diễn ra song song gồm “Tương lai của cộng đồng - Những vấn đề của hội nhập và phát triển kinh tế”; “Bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc - Động lực đoàn kết cộng đồng, gắn bó với đất nước”; “Trí thức Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Từ tiềm năng đến hiện thực”; “Doanh nhân kiều bào vì tương lai cộng đồng và đất nước” và chương trình Đại nhạc hội. Trong chương trình của hội nghị, các đại biểu kiều bào còn tham quan, giao lưu một số cơ sở kinh tế, văn hóa, thông tin tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 400.000 chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đang làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học ở các nước tiên tiến. Về lĩnh vực đầu tư, trong năm 2011, lượng kiều hối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gửi về đạt hơn 9,4 tỷ USD và từ đầu năm 2012 đến nay ước đạt hơn 6 tỷ USD. Hiện nay, cả nước có khoảng 2.000 dự án với tổng số vốn khoảng 6 tỷ USD do Việt kiều đầu tư về nước. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, những số liệu trên đã chứng minh rằng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài dù trong hoàn cảnh khó khăn nào cũng hướng về đất nước và cũng là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước./.
Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, tham dự Hội nghị có khoảng 1.000 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; đại diện một số cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài và đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài là trí thức, doanh nhân, văn nghệ sỹ, các nhà hoạt động xã hội, tôn giáo, lãnh đạo các hội đoàn, người có uy tín trong cộng đồng, thanh niên, sinh viên tiêu biểu… ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hội nghị sẽ đánh giá tình hình, xu hướng phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, việc triển khai các kết quả của Hội nghị lần thứ nhất được tổ chức tháng 11-2009 cũng như hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Đây cũng là dịp để trao đổi, thu thập ý kiến đóng góp cho việc huy động nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Lễ khai mạc Hội nghị toàn thể sẽ diễn ra vào sáng 27-9, sau đó là 4 Hội nghị chuyên đề diễn ra song song gồm “Tương lai của cộng đồng - Những vấn đề của hội nhập và phát triển kinh tế”; “Bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc - Động lực đoàn kết cộng đồng, gắn bó với đất nước”; “Trí thức Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Từ tiềm năng đến hiện thực”; “Doanh nhân kiều bào vì tương lai cộng đồng và đất nước” và chương trình Đại nhạc hội. Trong chương trình của hội nghị, các đại biểu kiều bào còn tham quan, giao lưu một số cơ sở kinh tế, văn hóa, thông tin tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 400.000 chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đang làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học ở các nước tiên tiến. Về lĩnh vực đầu tư, trong năm 2011, lượng kiều hối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gửi về đạt hơn 9,4 tỷ USD và từ đầu năm 2012 đến nay ước đạt hơn 6 tỷ USD. Hiện nay, cả nước có khoảng 2.000 dự án với tổng số vốn khoảng 6 tỷ USD do Việt kiều đầu tư về nước. Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, những số liệu trên đã chứng minh rằng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài dù trong hoàn cảnh khó khăn nào cũng hướng về đất nước và cũng là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước./.
Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (19/09/2012)
Ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh  (19/09/2012)
Hướng tới bình đẳng giới trong cải cách chính sách đất đai  (18/09/2012)
Tăng cường phối hợp, thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư song phương Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức  (18/09/2012)
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Liên bang Nga  (18/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên