Góp ý dự thảo Đề án quy trình lấy phiếu tín nhiệm
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh mục tiêu của Đề án nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thay mặt cử tri đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm của mình đối với người do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, qua đó, tăng cường trách nhiệm của đại biểu trước Quốc hội, Hội đồng nhân dân nói riêng và cử tri cả nước nói chung.
Kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm góp phần tham mưu cho Đảng, Nhà nước đánh giá chính xác, hiệu quả hơn năng lực trình độ của người giữ chức vụ quyền hạn, kịp thời đưa ra khỏi hàng ngũ những người không đủ đức, đủ tài, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp.
Việc xây dựng Đề án quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn nhằm tham mưu, giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân tìm ra các giải pháp khắc phục những điểm hạn chế, bất cập trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần thực hiện quy định của Hiến pháp và luật về bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Đề án cũng phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 27/2012/QH13 về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Quy chế về việc bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết ngay sau khi được phân công nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo đã khẩn trương thành lập Tổ Biên tập, trực tiếp giúp việc xây dựng Đề án. Tổ Biên tập đã tổ chức lấy ý kiến các thành viên, các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng dự thảo Đề án trình Ban Chỉ đạo cho ý kiến.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn, cởi mở về quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Dự thảo Đề án quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, chặt chẽ, thận trọng, có cơ sở pháp lý; đồng thời, ngăn ngừa việc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để gây khó khăn cho việc thực hiện công tác cán bộ.
Tại hội nghị, các đại biểu cho ý kiến về các nội dung như đối tượng được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm; thẩm quyền lấy phiếu tín nhiệm; tiêu chí đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm; thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; Quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm...
Những ý kiến đóng góp tại phiên họp sẽ được Ban Chỉ đạo tiếp thu, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền và dự kiến sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012./.
Luân chuyển cán bộ, một giải pháp góp phần ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  (11/09/2012)
Luân chuyển cán bộ, một giải pháp góp phần ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  (11/09/2012)
Điện Biên - các tỉnh Bắc Lào tăng xúc tiến thương mại  (11/09/2012)
Tổng Bí thư sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore  (11/09/2012)
Đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt Việt Nam – Kazakhstan  (11/09/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên