"An ninh hàng hải Đông Nam Á phải dựa vào UNCLOS, DOC"
Hội thảo có sự tham dự của các học giả, nhà phân tích, chuyên gia quốc phòng đến từ Mỹ, Anh, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, bà I-ma Áp-đun-ra-him (Ima Abdulrahim), Giám đốc điều hành Trung tâm Ha-bi-bi-e nhấn mạnh hội thảo về “An ninh hàng hải ở Đông Nam Á” là một diễn đàn cho các chuyên gia về lĩnh vực an ninh biển trong khu vực và quốc tế trao đổi và thảo luận mở về các vấn đề an ninh hàng hải ở Đông Nam Á.
Hội thảo đã nghe trình bày các tham luận, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm về an ninh hàng hải ở Đông Nam Á. Các đại biểu đã tập trung trao đổi về các vấn đề chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức hàng hải, an ninh hàng hải và các vấn đề môi trường biển, quản trị hàng hải và các vấn đề luật pháp liên quan đến hàng hải, và nhất là vấn đề quốc phòng hàng hải, trong đó có sự chuyển dịch trọng tâm ưu tiên chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Hội thảo nhất trí rằng để đảm bảo an ninh hàng hải, trong đó có việc đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đòi hỏi phải dựa trên các nền tảng pháp lý đã được quốc tế công nhận, nhất là Công ước về Luật Biển năm1982 của Liên hợp quốc, các cam kết đã được các bên liên quan nhất trí, trong đó có Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thiện chí, nỗ lực và hợp tác tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin của các nước trong và ngoài khu vực nhằm đảm bảo duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á nói chung và Biển Đông nói riêng.
Các đại biểu cũng ghi nhận mối lo ngại về tình trạng gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á, đồng thời cho rằng có thể đảm bảo an ninh hàng hải ở Đông Nam Á nếu xây dựng được một cơ chế quốc phòng tập thể và an ninh tập thể trên cơ sở phát triển và mở rộng các cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), ADMM +1, ADMM +3 với các đối tác đối thoại của ASEAN./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự APEC 2012  (30/08/2012)
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC thông qua Tuyên bố chung  (30/08/2012)
Y án sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ sai phạm tại Vinashin  (30/08/2012)
Việt Nam – In-đô-nê-xi-a hướng tới quan hệ đối tác chiến lược  (30/08/2012)
Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (30/08/2012)
Bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền trong nền kinh tế thị trường  (30/08/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên