Trả lời của Bộ trưởng đáp ứng nhu cầu của cử tri
13:34, ngày 22-08-2012
Sáng 21-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền. Buổi chất vấn này đã được Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp, thu hút sự quan tâm của cử tri cả nước.
Theo dõi phiên họp, ông Trần Xuân Vinh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam nhận xét phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 21/8 đã cơ bản đi vào trực tiếp, trọng tâm. "Tư lệnh” ngành đã trả lời sát các câu hỏi mà Đại biểu Quốc hội nêu ra. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến sự hợp tác, tương tác giữa các bộ, ngành chưa được làm rõ.
Theo ông Vinh, để công tác đào tạo nghề đi vào chiều sâu và mang tính bền vững, cần gắn các dự án đào tạo nghề với phát triển kinh tế trung du, miền núi. Nhà nước cần có những chính sách thu hút, ưu đãi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến với địa bàn vùng khó khăn, nhằm thu hút, đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động ở những nơi này. Hiện nay, các vùng núi cao, nông thôn có nhiều chương trình, dự án đào tạo nghề. Tuy nhiên, việc đầu tư, đào tạo vẫn còn dàn trải, chồng chéo. Chính vì vậy, cần tập trung đào tạo theo một vài chương trình nhất định và có chiều sâu, tránh lãng phí tiền của của nhà nước và đào tạo không hiệu quả.
Ông Dương Văn Phước (thôn Bình Tây, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cho rằng đại biểu chất vấn và Bộ trưởng trả lời đi thẳng vào vấn đề, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của dư luận, đáp ứng một phần nguyện vọng của cử tri.
Tuy nhiên, giải pháp đưa ra để giải quyết những vấn đề như nguồn vốn đào tạo dàn trải, công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả. Trách nhiệm phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong dạy nghề chưa rõ ràng.
Cử tri Hoàng Lan Anh, công tác tại Ngân hàng VietinBank Nghệ An đánh giá những phiên chất vấn và trả lời chất vấn được công khai, truyền hình trực tiếp thế này là rất cần thiết, thể hiện được đời sống dân chủ, đáp ứng được nhu cầu cần nắm bắt thông tin của cử tri. Hiện nay, tại hầu hết các xã, phường đều có đối tượng liên quan đến bảo trợ xã hội, là những đối tượng rất cần được nhà nước, xã hội quan tâm.
Thực tế, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, thường xuyên đổi mới, nâng dần các chế độ đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, hiện nay mức bảo trợ xã hội hàng tháng là quá thấp so với mặt bằng giá cả tăng cao. Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để các đối tượng bảo trợ xã hội được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, của các tổ chức tín dụng.
Tại thành phố Vinh, Nghệ An nhiều tháng nay, đối tượng bảo trợ xã hội ở một số xã, phường không nhận được tiền bảo trợ xã hội vì thành phố gặp khó khăn trong việc thu thuế và các khoản thu khác. Đối tượng bảo trợ xã hội là đối tượng đặc biệt, vì vậy, nên chăng Nhà nước cần ổn định nguồn chi trả hàng tháng cho các đối tượng này, không nên để phụ thuộc vào các nguồn thu như hiện nay, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Theo cử tri Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Long Phụng, Nghệ An, trên địa bàn Nghệ An có nhiều doanh nghiệp làm nhiệm vụ tuyển dụng, đưa lao động đi xuất khẩu nước ngoài. Nghệ An cũng là một trong những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động.
Trước áp lực ở địa phương thiếu việc làm, hiện nay nhu cầu đi xuất khẩu lao động của con em nông dân trong tỉnh đang rất lớn. Bất cập hiện nay là người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động còn hạn chế trong việc nắm bắt kiến thức, thông tin thị trường xuất khẩu, định hướng ngành nghề trước lúc đi và thiếu vốn ban đầu để đi; trong khi, các doanh nghiệp làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động khó tiếp cận nguồn vốn bảo trợ của nhà nước và vốn vay của ngân hàng. Nhà nước cần tạo những cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân được trực tiếp ra nước ngoài tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động và tổ chức học nghề, đào tạo ngoại ngữ cho các đối tượng có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
Theo dõi phiên chất vấn, nhiều cử tri tỉnh Thái Bình có chung nhận xét về cơ bản, phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan.
Tuy nhiên, một số vấn đề trả lời của Bộ trưởng còn chưa rõ và cụ thể, đặc biệt là vấn đề dạy nghề, chuyển đổi nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị mất đất sản xuất; chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động...
Cử tri Thái Bình đề nghị Nhà nước cần tiếp tục tạo nhiều kênh hỗ trợ để lao động mất đất có nghề; đồng thời quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, dạy nghề, đầu tư nghề trọng điểm, theo đơn đặt hàng.
Ông Phạm Xuân Thường thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho biết qua công tác kiểm tra giám sát công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục, như việc đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung ưu tiên nghề mũi nhọn; máy móc thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và tiến bộ khoa học, công nghệ; cung - cầu lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu...
Từ thực tiễn trên, đại biểu Phạm Xuân Thường đề nghị Chính phủ, tỉnh đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, dạy nghề, đầu tư nghề trọng điểm, theo đơn đặt hàng; sớm ban hành đề án quy hoạch phát triển nguồn ngân lực của tỉnh làm cơ sở kế hoạch hóa đào tạo; quy định rõ ràng về tiêu chí phân bổ nguồn vốn phải dựa vào nhu cầu thực tế về vốn của cơ sở dạy nghề, hiệu quả của việc đầu tư, năng lực thực hiện của đơn vị được hỗ trợ kinh phí.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Bình Nguyễn Thúy Hoàn cho rằng vấn đề quan tâm ở Thái Bình hiện nay là phần lớn các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất thu nhập thấp, khó chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn; đặc biệt một bộ phận bị thu hồi trên 30% diện tích đất trở thành hộ nghèo. Do vậy, việc hỗ trợ để nông dân và con em họ được học nghề, tạo việc làm được xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã và đang đa dạng hóa các kênh để lao động mất đất có điều kiện tiếp cận học nghề. Cụ thể là thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động của một số doanh nghiệp khu công nghiệp tại địa phương hoặc các khu công nghiệp khác trong tỉnh tại bảng thông báo của xã để lao động đăng ký. Theo đăng ký của người dân, xã sẽ tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động, nếu lao động được doanh nghiệp tuyển vào đào tạo, sẽ hỗ trợ học nghề qua doanh nghiệp với mức 700.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/người.
Dựa trên tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động từng xã, Sở sẽ trực tiếp tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các đối tượng theo từng cấp trình độ. Ngoài ra, Sở Công Thương cũng sẽ tổ chức cho doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp tổ chức đào tạo, tạo việc làm cho lao động địa phương... Để hỗ trợ thêm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh có việc làm, nâng cao thu nhập, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đang trình Ủy ban Nhân dân tỉnh đề án thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân.
Đối tượng được hỗ trợ là các thành viên thuộc gia đình nông dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và sẽ được hỗ trợ tiền học văn hóa, học nghề, lãi suất tiền vay để phát triển sản xuất, mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện... với nhiều mức khác nhau, trong đó, tùy theo lứa tuổi và loại hình đào tạo, lao động sẽ được cấp thẻ học nghề từ 1,5-4,5 triệu đồng/người/lần./.
Theo ông Vinh, để công tác đào tạo nghề đi vào chiều sâu và mang tính bền vững, cần gắn các dự án đào tạo nghề với phát triển kinh tế trung du, miền núi. Nhà nước cần có những chính sách thu hút, ưu đãi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến với địa bàn vùng khó khăn, nhằm thu hút, đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động ở những nơi này. Hiện nay, các vùng núi cao, nông thôn có nhiều chương trình, dự án đào tạo nghề. Tuy nhiên, việc đầu tư, đào tạo vẫn còn dàn trải, chồng chéo. Chính vì vậy, cần tập trung đào tạo theo một vài chương trình nhất định và có chiều sâu, tránh lãng phí tiền của của nhà nước và đào tạo không hiệu quả.
Ông Dương Văn Phước (thôn Bình Tây, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cho rằng đại biểu chất vấn và Bộ trưởng trả lời đi thẳng vào vấn đề, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của dư luận, đáp ứng một phần nguyện vọng của cử tri.
Tuy nhiên, giải pháp đưa ra để giải quyết những vấn đề như nguồn vốn đào tạo dàn trải, công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả. Trách nhiệm phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong dạy nghề chưa rõ ràng.
Cử tri Hoàng Lan Anh, công tác tại Ngân hàng VietinBank Nghệ An đánh giá những phiên chất vấn và trả lời chất vấn được công khai, truyền hình trực tiếp thế này là rất cần thiết, thể hiện được đời sống dân chủ, đáp ứng được nhu cầu cần nắm bắt thông tin của cử tri. Hiện nay, tại hầu hết các xã, phường đều có đối tượng liên quan đến bảo trợ xã hội, là những đối tượng rất cần được nhà nước, xã hội quan tâm.
Thực tế, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, thường xuyên đổi mới, nâng dần các chế độ đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, hiện nay mức bảo trợ xã hội hàng tháng là quá thấp so với mặt bằng giá cả tăng cao. Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để các đối tượng bảo trợ xã hội được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, của các tổ chức tín dụng.
Tại thành phố Vinh, Nghệ An nhiều tháng nay, đối tượng bảo trợ xã hội ở một số xã, phường không nhận được tiền bảo trợ xã hội vì thành phố gặp khó khăn trong việc thu thuế và các khoản thu khác. Đối tượng bảo trợ xã hội là đối tượng đặc biệt, vì vậy, nên chăng Nhà nước cần ổn định nguồn chi trả hàng tháng cho các đối tượng này, không nên để phụ thuộc vào các nguồn thu như hiện nay, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Theo cử tri Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Long Phụng, Nghệ An, trên địa bàn Nghệ An có nhiều doanh nghiệp làm nhiệm vụ tuyển dụng, đưa lao động đi xuất khẩu nước ngoài. Nghệ An cũng là một trong những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động.
Trước áp lực ở địa phương thiếu việc làm, hiện nay nhu cầu đi xuất khẩu lao động của con em nông dân trong tỉnh đang rất lớn. Bất cập hiện nay là người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động còn hạn chế trong việc nắm bắt kiến thức, thông tin thị trường xuất khẩu, định hướng ngành nghề trước lúc đi và thiếu vốn ban đầu để đi; trong khi, các doanh nghiệp làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động khó tiếp cận nguồn vốn bảo trợ của nhà nước và vốn vay của ngân hàng. Nhà nước cần tạo những cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân được trực tiếp ra nước ngoài tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động và tổ chức học nghề, đào tạo ngoại ngữ cho các đối tượng có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
Theo dõi phiên chất vấn, nhiều cử tri tỉnh Thái Bình có chung nhận xét về cơ bản, phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan.
Tuy nhiên, một số vấn đề trả lời của Bộ trưởng còn chưa rõ và cụ thể, đặc biệt là vấn đề dạy nghề, chuyển đổi nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị mất đất sản xuất; chất lượng đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động...
Cử tri Thái Bình đề nghị Nhà nước cần tiếp tục tạo nhiều kênh hỗ trợ để lao động mất đất có nghề; đồng thời quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, dạy nghề, đầu tư nghề trọng điểm, theo đơn đặt hàng.
Ông Phạm Xuân Thường thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho biết qua công tác kiểm tra giám sát công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục, như việc đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung ưu tiên nghề mũi nhọn; máy móc thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và tiến bộ khoa học, công nghệ; cung - cầu lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu...
Từ thực tiễn trên, đại biểu Phạm Xuân Thường đề nghị Chính phủ, tỉnh đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, dạy nghề, đầu tư nghề trọng điểm, theo đơn đặt hàng; sớm ban hành đề án quy hoạch phát triển nguồn ngân lực của tỉnh làm cơ sở kế hoạch hóa đào tạo; quy định rõ ràng về tiêu chí phân bổ nguồn vốn phải dựa vào nhu cầu thực tế về vốn của cơ sở dạy nghề, hiệu quả của việc đầu tư, năng lực thực hiện của đơn vị được hỗ trợ kinh phí.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Bình Nguyễn Thúy Hoàn cho rằng vấn đề quan tâm ở Thái Bình hiện nay là phần lớn các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất thu nhập thấp, khó chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn; đặc biệt một bộ phận bị thu hồi trên 30% diện tích đất trở thành hộ nghèo. Do vậy, việc hỗ trợ để nông dân và con em họ được học nghề, tạo việc làm được xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã và đang đa dạng hóa các kênh để lao động mất đất có điều kiện tiếp cận học nghề. Cụ thể là thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động của một số doanh nghiệp khu công nghiệp tại địa phương hoặc các khu công nghiệp khác trong tỉnh tại bảng thông báo của xã để lao động đăng ký. Theo đăng ký của người dân, xã sẽ tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động, nếu lao động được doanh nghiệp tuyển vào đào tạo, sẽ hỗ trợ học nghề qua doanh nghiệp với mức 700.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/người.
Dựa trên tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động từng xã, Sở sẽ trực tiếp tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các đối tượng theo từng cấp trình độ. Ngoài ra, Sở Công Thương cũng sẽ tổ chức cho doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp tổ chức đào tạo, tạo việc làm cho lao động địa phương... Để hỗ trợ thêm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh có việc làm, nâng cao thu nhập, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đang trình Ủy ban Nhân dân tỉnh đề án thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân.
Đối tượng được hỗ trợ là các thành viên thuộc gia đình nông dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và sẽ được hỗ trợ tiền học văn hóa, học nghề, lãi suất tiền vay để phát triển sản xuất, mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện... với nhiều mức khác nhau, trong đó, tùy theo lứa tuổi và loại hình đào tạo, lao động sẽ được cấp thẻ học nghề từ 1,5-4,5 triệu đồng/người/lần./.
Thủ tướng tiếp đoàn Tư lệnh Quốc phòng Thái Lan  (22/08/2012)
Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng Đảng  (22/08/2012)
Hội thảo về chiến lược phong trào cánh tả tại Đông Nam Á  (22/08/2012)
Singapore-Việt Nam cần tăng các lĩnh vực hợp tác  (22/08/2012)
Tư lệnh Không quân Singapore đang thăm Việt Nam  (22/08/2012)
Đoàn Cục kế hoạch - tài chính quân đội Lào thăm VN  (22/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên