EIU dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy yếu
Trước tình hình này, EIU đã hạ dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay xuống 3,1%, thấp hơn so với mức dự đoán tăng 3,2% đưa ra hồi tháng trước.
Theo EIU, bất chấp nỗ lực mạnh mẽ của các nhà hoạch định chính sách, các biện pháp kích thích kinh tế sẽ không làm được gì nhiều để ngăn chặn những cơn gió ngược mà các quốc gia phải đối mặt.
Đối với Mỹ, EIU cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mất đà, khi GDP chỉ tăng trưởng 1,5% trong quý 2/2012, giảm so với mức tăng 2% trong quý 1. Dự báo xu hướng tăng trưởng yếu sẽ tiếp tục trong quý 3 và có khả năng kéo dài sang cả quý 4.
Bên cạnh đó, EIU đã hạ giảm dự báo tăng trưởng trung bình của kinh tế Mỹ trong năm nay xuống còn 2,1%, so với mức tăng 2,2% đưa ra trước đó.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn kéo dài là mối lo ngại lớn trên toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách đã phải vất vả để kìm giữ thị trường tài chính, trước nỗi lo sợ đồng euro tan vỡ. Lãi suất trái phiếu chính phủ tại Tây Ban Nha và Italy liên tiếp đứng ở mức cao đáng lo ngại.
Dù rằng đã có các dấu hiệu cho thấy châu Âu có phản ứng hợp tác chặt chẽ hơn, với việc tham gia của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và sự phản đối của Đức đối kế hoạch giải cứu các nước gặp khó khăn trong Eurozone dường như đã dịu đi, song mối đe dọa hiện hữu với đồng euro thì vẫn còn đó và nếu có một cú sốc nào đó xảy ra, chẳng hạn như tình trạng vỡ nợ của Hy Lạp, cả khu vực có thể bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng toàn diện.
Theo EIU, tình hình Eurozone trong ngắn hạn vẫn còn ảm đạm với mức tăng trưởng âm 0,6% năm nay. Nhưng sang năm tới, kinh tế Eurozone sẽ có sự phục hồi song còn yếu vì nhiều nước vẫn còn phải tiếp tục chính sách "thắt lưng buộc bụng".
EIU cho rằng nhu cầu nhập khẩu nội khối vẫn yếu, do các chính sách khắc khổ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các đối tác thương mại lớn của châu Âu, nhất là Mỹ và các thị trường mới nổi. Do đó, EIU cũng hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm nay từ 4% xuống còn 3,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng hơn 6% trong năm 2011.
Ngoài sự leo thang của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone, đà tăng trưởng yếu đi của kinh tế Trung Quốc cũng đang tác động tiêu cực đến triển vọng của kinh tế toàn cầu. Trong quý II/2012, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,6%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Bức tranh kinh tế Ấn Độ còn đáng lo ngại hơn và EIU dự báo GDP của nước này chỉ tăng trên 6% năm nay và 6,5% năm tới, thấp hơn nhiều so với nhịp độ tăng trưởng 9% trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, EIU đánh giá triển vọng tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển có phần sáng sủa hơn. EIU dự báo kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản) sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2012 và 6,5% năm 2013. Đối với Nhật Bản, EIU dự báo GDP của nước này sẽ phục hồi và tăng 1,7% trong năm 2012, sau khi tăng trưởng âm trong năm 2011, do bị ảnh hưởng của thảm họa sóng thần và động đất./.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác công an, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế  (19/08/2012)
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đặc biệt quan trọng  (19/08/2012)
Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hướng về Trường Sa thân yêu  (19/08/2012)
Các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão số 5  (19/08/2012)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên