IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ năm nay và năm tới
Những con số dự báo về nhu cầu dầu mỏ mà IEA đưa ra cho năm nay và năm tới tương ứng là 89,6 triệu thùng/ngày và 90,5 triệu thùng/ngày, giảm so với dự báo đưa ra vào tháng trước là 89,9 triệu thùng/ngày và 90,9 triệu thùng/ngày.
IEA cho rằng, nhu cầu tiêu thụ tăng chậm lại ở Mỹ và Trung Quốc, hai nước chiếm 1/3 thị trường dầu mỏ toàn cầu, và những điều chỉnh về kỹ thuật trong những tính toán của cơ quan này, đã dẫn tới việc IEA hạ dự báo nhu cầu 0,25 triệu thùng/ngày năm nay.
Về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, IEA giữ nguyên mức dự báo cho năm 2012 là tăng 3,3%, nhưng hạ dự báo của năm 2013 từ mức tăng 3,8% xuống 3,6%.
Kinh tế Trung Quốc, nước vốn có nhu cầu lớn đối với dầu mỏ và các loại hàng hóa khác trong 20 năm qua, có thể tăng trưởng 8% trong năm nay thay vì 8,2% như trong dự báo trước và tăng 8,1% trong năm tới, thay vì 8,5%.
Đối với Mỹ, IEA hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm tới từ mức ước tăng 2,3% xuống 2%.
Theo IEA, nguồn cung dầu của toàn cầu trong tháng Bảy tăng 0,3 triệu thùng/ngày so với tháng Sáu, lên 90,7 triệu thùng/ngày và tăng 2,6 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn cung từ các nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng trước giảm nhẹ xuống 31,39 triệu thùng/ngày, do sản lượng của Iran, Libya và Angola sụt giảm, mặc dù sản lượng của Iraq, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất tăng.
Cuối tuần qua, OPEC đã nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm nay từ mức 88,68 thùng/ngày đưa ra trong tháng Bảy lên 88,72 triệu thùng/ngày và trong năm tới từ 89,5 triệu thùng/ngày lên 89,52 triệu thùng, khi nhu cầu đi lại tăng trong mùa Hè, do thời tiết nắng nóng và việc Nhật Bản đóng cửa phần lớn các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo rằng, dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể bị hạ 20% trong năm tới do bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm./.
Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Lào ở Ấn Độ  (12/08/2012)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Lào  (11/08/2012)
Giao lưu “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”  (11/08/2012)
Kiểm tra việc thực hiện dự án điện lực Duyên Hải I  (11/08/2012)
"Gặp gỡ Việt - Nhật 2012" được tổ chức vào tháng 9  (11/08/2012)
FAO: Thế giới đối mặt với khủng hoảng lương thực  (11/08/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên