Ra mắt cuốn sách “Những dấu tích văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam”
Tại buổi lễ, Ngài Ranjit Rae, Đại sứ quán Ấn Độ nhấn mạnh, đây là một trong những hoạt động của năm Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ, đồng thời đánh giá cao sự phát triển năng động của Việt Nam, khẳng định Ấn Độ luôn coi Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong “chính sách hướng Đông” và Ấn Độ mong muốn được đầu tư vào nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.
Cuốn sách “Những dấu tích văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam” của Giáo sư Geetesh Sharma là người có quan điểm tiến bộ và có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Nhà văn Sharma nhấn mạnh đến quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam có niên đại đến 2000 năm hoặc có thể hơn thế nữa. Ông đưa ra một sự thật lịch sử đã có một Vương quốc của người Hindi - Chămpa trải dài ở miền Trung Việt Nam từ Bình Thuận tới Quảng Nam kéo dài từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XV (sau Công nguyên).
Trong suốt hơn 40 năm qua, Giáo sư Geetesh Sharma đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay, đặc biệt là thúc đẩy việc trao đổi nhiều đoàn đại biểu văn hóa và thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam trong thời gian qua.
Ngoài hàng loạt bài báo viết, ông còn viết một số cuốn sách về Việt Nam như: “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ ngày đầu tới thế kỷ 21” cuốn sách đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt và cuốn sách gần đây nhất “Những dấu tích văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam” cũng đã được dịch sang tiếng Việt được xuất bản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách xuất bản bằng tiếng Hindi và tiếng Anh./.
Diễn đàn đối thoại chính sách "Hoàn thiện pháp luật về quyền con người"  (23/05/2012)
Thông cáo số 3 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII  (23/05/2012)
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Ấn Độ  (23/05/2012)
Điện mừng nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha  (23/05/2012)
Bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động về nhiều mặt  (23/05/2012)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển