Myanmar đã mời ASEAN giám sát bầu cử quốc hội
21:30, ngày 20-03-2012
Chính phủ Myanmar đã mời phái đoàn quan sát viên của ASEAN đến nước này để giám sát cuộc bầu cử bổ sung 48 ghế Quốc hội bị khuyết, dự kiến được tổ chức vào ngày 1-4 tới.
Theo thông cáo báo chí của ASEAN, Myanmar đã đề nghị ASEAN cử phái đoàn 5 thành viên gồm hai nghị sĩ và ba nhà báo thuộc các nước thành viên. Trong thư mời gửi Ban Thư ký ASEAN, Myanmar mời phái đoàn đến thành phố thương mại Yagoon vào ngày 28-3 tới.
Đây được coi là động thái của Myanmar nhằm hưởng ứng đề nghị của Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan. Trước đó, trong cuộc hội đàm với ông Pitsuwan tại Myanmar vào tháng Hai, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã hứa sẽ cân nhắc việc mời quan sát viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đến giám sát cuộc bầu cử quốc hội bổ sung tới đây.
Hai bên đã nhất trí rằng điều này sẽ làm tăng cường tính minh bạch của tiến trình bầu cử cũng như góp phần cải thiện thiện chí của cộng đồng quốc tế dành cho quốc gia này sau một loạt nỗ lực cải cách gần đây của Myanmar.
Cuộc bầu cử lần này được đánh giá là sẽ thu hút sự chú ý của dư luận thế giới trong bối cảnh thủ lĩnh Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đối lập, bà Aung San Suu Kyi, cũng đăng ký tham gia tranh cử. Chính phủ Myanmar đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử công bằng và minh bạch, đồng thời hoan nghênh việc bà Aung San Suu Kyi tham gia tiến trình dân chủ này.
Trong số 48 ghế Quốc hội bầu bổ sung đợt tới có 40 ghế ở Hạ viện, 6 ghế Thượng viện và 2 ghế nghị viện cấp khu vực và cấp bang. Tổng cộng có 19 đảng tham gia tranh cử lần này, gồm 11 đảng cũ và 8 đảng mới đăng ký thành lập.
Thông báo ASEAN cho biết Myanmar đã kêu gọi các nước dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và cho phép quốc gia này theo đuổi các chương trình phát triển của mình nhằm nâng cao mức sống của người dân. Chính phủ hiện nay của Myanmar nhậm chức ngày 30/3/2011 sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11-2010./.
Đây được coi là động thái của Myanmar nhằm hưởng ứng đề nghị của Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan. Trước đó, trong cuộc hội đàm với ông Pitsuwan tại Myanmar vào tháng Hai, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã hứa sẽ cân nhắc việc mời quan sát viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đến giám sát cuộc bầu cử quốc hội bổ sung tới đây.
Hai bên đã nhất trí rằng điều này sẽ làm tăng cường tính minh bạch của tiến trình bầu cử cũng như góp phần cải thiện thiện chí của cộng đồng quốc tế dành cho quốc gia này sau một loạt nỗ lực cải cách gần đây của Myanmar.
Cuộc bầu cử lần này được đánh giá là sẽ thu hút sự chú ý của dư luận thế giới trong bối cảnh thủ lĩnh Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đối lập, bà Aung San Suu Kyi, cũng đăng ký tham gia tranh cử. Chính phủ Myanmar đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử công bằng và minh bạch, đồng thời hoan nghênh việc bà Aung San Suu Kyi tham gia tiến trình dân chủ này.
Trong số 48 ghế Quốc hội bầu bổ sung đợt tới có 40 ghế ở Hạ viện, 6 ghế Thượng viện và 2 ghế nghị viện cấp khu vực và cấp bang. Tổng cộng có 19 đảng tham gia tranh cử lần này, gồm 11 đảng cũ và 8 đảng mới đăng ký thành lập.
Thông báo ASEAN cho biết Myanmar đã kêu gọi các nước dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và cho phép quốc gia này theo đuổi các chương trình phát triển của mình nhằm nâng cao mức sống của người dân. Chính phủ hiện nay của Myanmar nhậm chức ngày 30/3/2011 sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11-2010./.
Chính phủ họp bàn chuyên đề xây dựng pháp luật  (20/03/2012)
Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar  (20/03/2012)
Đưa quan hệ Việt Nam - Myanmar phát triển mạnh, sâu rộng  (20/03/2012)
Gia Vân, nhiều biện pháp nâng cao ý thức văn minh du lịch cho người dân  (20/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên