EU trừng phạt Hungari
TCCSĐT - Lần đầu tiên trong lịch sử, EU áp dụng biện pháp trừng phạt một nước thành viên vì đã không đáp ứng được những tiêu chuẩn về phát triển ổn định và bền vững. Ngày 13-3 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên EU đã quyết định ngừng khoản tiền 495 triệu euro vốn đã được thoả thuận dành cho Hungari năm 2013 để phát triển những dự án thuộc về cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường.
Lý do được EU đưa ra lập luận cho quyết định nói trên là do Hungari, sau hai lần được gia hạn, đã không đáp ứng quy định của EU là thâm hụt ngân sách hằng năm dưới 3% và vay nợ công dưới 60% GDP. Theo tính toán của Ủy ban EU, mức độ nợ công hiện tại của Hungari là 82% và mức độ thâm hụt ngân sách thực tế là 6%, cho dù số liệu thống kê chính thức của Hungari công bố chỉ có 3%. Tuy nhiên, EU cũng quyết định tháng 6 tới sẽ xem xét lại biện pháp này, dành thời gian cho chính phủ Hungari có kế hoạch tăng cường giảm thâm hụt ngân sách.
Số tiền trên tương đương với 0,5% GDP của Hungari và chiếm 29% tổng số tiền Hungari nhận được từ ngân quỹ EU dành cho các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường sinh thái. EU đề ra quy định này từ lâu và cho tới nay Hungari không phải là thành viên EU duy nhất không đáp ứng những tiêu chuẩn ấy. Nhưng đây là lần đầu tiên EU quyết định trừng phạt một thành viên vì đã không tuân thủ kỷ cương về tài chính ngân sách chung.
Trong bối cảnh đối phó với khủng hoảng tài chính và nợ công ở Hy lạp, việc EU phải quyết định như vậy là chuyện dễ hiểu và không thể khác được. Cũng chính vì thế mà việc Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên EU lại quyết định cho phép Tây Ban Nha được thâm hụt ngân sách nhà nước 5,3% trong năm 2012, cho dù với lập luận giúp Tây Ban Nha tránh bị suy thoái kinh tế, lại là chuyện khó hiểu. Áo đã lên tiếng phê phán và coi đó là cách đối xử bên trọng bên khinh giữa các thành viên EU.
Hungari gia nhập EU năm 2004 và từ đó đến nay chưa năm nào đáp ứng được những điều kiện và tiêu chí về phát triển ổn định của EU. Tuy nhiên, cả thủ tướng Hungari Viktor Orban lẫn Bộ trưởng Kinh tế Gyorgy Matolcsy đều tỏ ra lạc quan là sẽ đáp ứng mọi điều kiện của EU trong năm nay và sẽ không bị mất khoản tiền nói trên. Trên danh nghĩa, EU đã tạo tiền lệ với việc lần đầu tiên trừng phạt thành viên không tuân thủ kỷ cương tài chính chung. Tuy nhiên, cách làm của EU không nhất quán khi tỏ ra kiên quyết nguyên tắc với Hungari, nhưng đồng thời lại dễ dãi với Tây Ban Nha. Vì thế, không loại trừ khả năng quyết định nói trên đối với Hungari chỉ mang tính chính trị và cảnh báo Hungari để rồi sẽ được rút lại trong tháng 6 tới./.
Huyện Yên Khánh quyết tâm phấn đấu trở thành huyện giàu đẹp  (14/03/2012)
Kết hợp khai thác hành lang kinh tế Đông - Tây với phát triển kinh tế biển ở vùng phía Đông, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị phát triển nhanh và bền vững  (14/03/2012)
Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội  (14/03/2012)
Trung gian hòa giải không kết quả ở Syria  (14/03/2012)
Trung Quốc bế mạc kỳ họp Chính Hiệp toàn quốc  (14/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển