Nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật
22:01, ngày 02-03-2012
Ngày 2-3, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng đã trình Quốc thư lên Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Đại sứ Đoàn Xuân Hưng về các kế hoạch của ông nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Dưới đây là nội dung bài phỏng vấn:
- Trước hết, xin chúc mừng đồng chí đã chính thức trở thành Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản. Xin Đại sứ có thể cho biết những thuận lợi và khó khăn khi nhận nhiệm vụ này?
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng: Tôi rất vinh dự được cử làm Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản vào thời điểm hiện nay, khi quan hệ giữa hai nước đang rất tốt đẹp.
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đối tác chiến lược và có độ tin cậy rất cao, người dân hai nước vẫn đang duy trì mối quan hệ rất hữu nghị. Đó là thuận lợi cơ bản đầu tiên đối với tôi.
Thứ hai, tôi cũng gặp nhiều thuận lợi khi được các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, các lãnh đạo của Bộ ngoại giao và các bộ ngành khác cùng với các địa phương tin tưởng và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ tôi trong công việc.
Thứ ba, khi sang đây, tôi đã nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng tích cực của các bạn bè Nhật Bản. Họ đã dành cho tôi những tình cảm thân thiết kể từ những ngày đầu.
Chẳng hạn, ngay ngày tôi đặt chân tới Tokyo, các bạn Nhật đã tổ chức một cuộc chiêu đãi lớn với sự tham dự của hơn 20 nghị sỹ quốc hội, đứng đầu là một vị nguyên là Thủ tướng Nhật Bản, để chào đón.
Kể từ đó đến nay, tôi đã gặp rất nhiều chính khách, các bộ trưởng của Nhật Bản và lãnh đạo các tập đoàn của nước này muốn làm ăn với Việt Nam.
Tuy nhiên, tôi cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Trước tiên, tôi cảm nhận được yêu cầu rất lớn của đất nước, của lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đối với mình trong việc thúc đẩy mạnh hơn quan hệ giữa hai nước.
Thứ hai, các bộ, ngành và nhất là các địa phương cũng đang thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản và ngày càng nhiều các đoàn sang thăm nước này. Trong bối cảnh đó, việc điều tiết như thế nào để các hoạt động đó mang lại hiệu quả thiết thực là một thách thức đối với tôi trong vai trò Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.
Mặt khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp và địa phương của Nhật Bản quan tâm tới Việt Nam. Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu thông tin một cách đầy đủ, chính xác và hỗ trợ các doanh nghiệp này có được những đối tác Việt Nam cũng là một thách thức khác.
Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng chúng tôi có thể vượt qua các khó khăn trên để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước một cách tốt đẹp trong thời gian tới.
- Đại sứ đánh giá như thế nào về mối quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật hiện nay?
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng: Sau một loạt các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước như các chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 4-2009, Chủ tịch nước cuối năm 2008, Thường trực Ban Bí thư tháng 6-2011 và Thủ tướng Chính phủ tháng 11-2011, và các chuyến thăm Việt Nam của Hoàng Thái tử tháng 2-2009 và Thủ tướng Nhật Bản tháng 10-2010, chúng ta đã phát triển quan hệ Việt-Nhật lên tầm đối tác chiến lược.
Trong các chuyến thăm đó, hai bên đã ký kết các tuyên bố chung và các thỏa thuận cấp cao xác định những nội dung và phạm vi của mối quan hệ đối tác chiến lược.
Hiện nay, mối quan hệ đó đang đi vào chiều sâu. Quan hệ chính trị-ngoại giao được tăng cường. Quan hệ kinh tế-thương mại đang phát triển hết sức tốt đẹp.
Nhật Bản hiện là nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất của Việt Nam. Năm 2011, các bạn đã cam kết cung cấp 1,9 tỷ USD cho Việt Nam.
Nếu xét về đầu tư nước ngoài, Nhật Bản cũng là một trong những nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất của Việt Nam. Nếu xét về số vốn thực hiện, Nhật Bản được coi là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất của Việt Nam.
Quan hệ thương mại giữa hai nước cũng đang phát triển hết sức nhanh chóng. Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 21 tỷ USD, tăng hơn 30%.
Quan hệ Việt-Nhật trong các lĩnh vực khác như quốc phòng-an ninh, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học-công nghệ cũng đang phát triển rất tốt.
Nói tóm lại, tôi cho rằng mối quan hệ đó đang ngày càng trưởng thành và đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước.
- Trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ sẽ làm gì để củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật?
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng: Tôi ý thức rất rõ trách nhiệm của mình trong một giai đoạn mà chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Chúng ta cũng đang trông đợi rất nhiều vào việc mở rộng quan hệ đối ngoại để đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Với tư cách là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản, công việc hàng đầu mà tôi quan tâm là thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thực hiện tốt nhất các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước.
Có thể nói, nhiệm vụ xuyên suốt trong nhiệm kỳ của tôi là tập trung cao độ phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước. Chúng tôi đã thông qua chương trình công tác trong năm 2012 và các năm tiếp theo để tập trung các hoạt động ngoại giao nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nhật đi vào chiều sâu và thực chất và phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời gian tới.
Tôi cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên sứ quán sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành ở trong nước và bạn bè Nhật Bản để thực hiện được những nhiệm vụ đó trong thời gian tới.
- Xin chân thành cảm ơn!
Khai trương đường dây nóng ngoại giao Việt-Trung  (02/03/2012)
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản trình Quốc thư  (02/03/2012)
Việt Nam hoan nghênh sáng kiến vượt khó của UNESCO  (02/03/2012)
Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn năm 2011  (02/03/2012)
Chung sức xây dựng thị xã Tam Điệp trở thành đô thị loại III trực thuộc tỉnh vào năm 2012  (02/03/2012)
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt-Lào tăng cường hợp tác  (02/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển