Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD
21:49, ngày 26-02-2012
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản toàn ngành 2 tháng đầu năm ước đạt 3,6 tỉ USD, xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước 2011.
Theo Bộ Nông nghiệp, do xu hướng giảm giá xuất hiện từ cuối năm 2011 nên giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng có sự giảm sút. Các mặt hàng nông sản chính cũng không còn duy trì được đà tăng trưởng khi kim ngạch xuất khẩu 2 tháng chỉ đạt gần 2 tỉ USD, giảm 13,2% so với năm trước.
Ngoài một số mặt hàng như tiêu, hạt điều, chè tăng về giá trị thì các mặt hàng nông sản khác như: gạo, càphê, cao su đều sụt giảm đáng kể về giá trị xuất khẩu. Cụ thể, gạo xuất khẩu trong 2 tháng ước đạt 756.000 tấn, kim ngạch đạt 437 triệu USD, so cùng kì năm trước giảm 26,6% về lượng và 16,1% về giá trị. Hoạt động xuất khẩu gạo đầu năm chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp chưa ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu.
Thị trường Indonesia mặc dù vẫn đứng vị trí hàng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm hơn 1/2 tổng giá trị gạo xuất khẩu, nhưng khối lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường này chỉ bằng 2/3 cùng kỳ năm ngoái.
Đối với càphê, ước xuất khẩu 2 tháng đạt 312.000 tấn thu về 632 triệu USD, so cùng kỳ năm trước giảm 13% về lượng và 11,8% về giá trị. Tình hình tiêu thụ càphê của các thị trường lớn cũng không mấy khả quan, phần lớn là giảm sút, đáng chú ý là Italy giảm gần một nửa, Bỉ chỉ bằng 1/3 năm trước. Tương tự là mặt hàng cao su, do kinh tế thế giới vẫn khó khăn nên tiêu thụ cao su cũng giảm ở hầu hết thị trường lớn. Xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 80.000 tấn, thu về 220 triệu USD, giảm tới 23,6% giá trị…
Đáng chú ý, mặt hàng chè đang duy trì được sự ổn định so với năm ngoái, khi xuất khẩu 2 tháng ước đạt 19.000 tấn, thu về 28 triệu USD, tăng 14,8% về lượng và 19,2% về giá trị. Tiêu thụ chè tại các thị trường lớn (như Pakistan, Nga) có sự suy giảm mạnh, tuy nhiên bù lại thì một số thị trường mới lại có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước như Indonesia (gấp 2 lần), Arập Xêút (gấp 1,8 lần).
Giá trị xuất khẩu hạt điều và tiêu vẫn duy trì được sự tăng trưởng, nhất là mặt hàng tiêu xuất khẩu 6.000 tấn, kim ngạch đạt 42 triệu USD, tăng tới gần 40% giá trị so với năm trước.
Với lâm sản và đồ gỗ, tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 626 triệu USD, tăng 18,7%; xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ước đạt 763 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước./.
Ngoài một số mặt hàng như tiêu, hạt điều, chè tăng về giá trị thì các mặt hàng nông sản khác như: gạo, càphê, cao su đều sụt giảm đáng kể về giá trị xuất khẩu. Cụ thể, gạo xuất khẩu trong 2 tháng ước đạt 756.000 tấn, kim ngạch đạt 437 triệu USD, so cùng kì năm trước giảm 26,6% về lượng và 16,1% về giá trị. Hoạt động xuất khẩu gạo đầu năm chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp chưa ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu.
Thị trường Indonesia mặc dù vẫn đứng vị trí hàng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm hơn 1/2 tổng giá trị gạo xuất khẩu, nhưng khối lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường này chỉ bằng 2/3 cùng kỳ năm ngoái.
Đối với càphê, ước xuất khẩu 2 tháng đạt 312.000 tấn thu về 632 triệu USD, so cùng kỳ năm trước giảm 13% về lượng và 11,8% về giá trị. Tình hình tiêu thụ càphê của các thị trường lớn cũng không mấy khả quan, phần lớn là giảm sút, đáng chú ý là Italy giảm gần một nửa, Bỉ chỉ bằng 1/3 năm trước. Tương tự là mặt hàng cao su, do kinh tế thế giới vẫn khó khăn nên tiêu thụ cao su cũng giảm ở hầu hết thị trường lớn. Xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 80.000 tấn, thu về 220 triệu USD, giảm tới 23,6% giá trị…
Đáng chú ý, mặt hàng chè đang duy trì được sự ổn định so với năm ngoái, khi xuất khẩu 2 tháng ước đạt 19.000 tấn, thu về 28 triệu USD, tăng 14,8% về lượng và 19,2% về giá trị. Tiêu thụ chè tại các thị trường lớn (như Pakistan, Nga) có sự suy giảm mạnh, tuy nhiên bù lại thì một số thị trường mới lại có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước như Indonesia (gấp 2 lần), Arập Xêút (gấp 1,8 lần).
Giá trị xuất khẩu hạt điều và tiêu vẫn duy trì được sự tăng trưởng, nhất là mặt hàng tiêu xuất khẩu 6.000 tấn, kim ngạch đạt 42 triệu USD, tăng tới gần 40% giá trị so với năm trước.
Với lâm sản và đồ gỗ, tổng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 626 triệu USD, tăng 18,7%; xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ước đạt 763 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước./.
G20 có thể không đạt thỏa thuận bơm tiền hỗ trợ EU  (26/02/2012)
Các nền kinh tế mới nổi đặt điều kiện giúp châu Âu  (26/02/2012)
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng kiểm soát an toàn thực phẩm  (25/02/2012)
Các nước châu Á- Thái Bình Dương cam kết tăng trưởng bền vững  (25/02/2012)
"Liên bang Nga sẽ thực hiện chính sách đối ngoại độc lập"  (25/02/2012)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay