Bộ trưởng Ngoại giao thăm Brunei Darussalam
21:28, ngày 07-02-2012
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Brunei, Hoàng thân Mohamed Bolkiah, ngày 7-2, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Brunei Darussalam.
Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chào xã giao Quốc vương Brunei Sultan Haji Hassanal Bolkiah, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Mohamed Bolkiah, và có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại thứ hai Lim Jock Seng.
Tại cuộc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Quốc vương Sultan Haji Hassanal Bolkiah đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, cho rằng hai bên cần tăng cường thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong thời gian tới vì lợi ích của cả hai bên.
Quốc vương Brunei cũng đánh giá cao những lao động Việt Nam tại Brunei và tỏ ý sẵn sàng tiếp nhận thêm lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này, khẳng định Brunei sẽ trực tiếp nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
Về vấn đề ngư dân Việt Nam, sau khi nghe Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Brunei Darussalam xem xét thả 9 ngư dân Việt Nam của tàu cá Bình Định mang số hiệu BĐ 96092TS bị Hải quân Brunei bắt giữ ngày 20/1 vừa qua trên tinh thần nhân đạo, Quốc vương Sultan Haji Hassanal Bolkiah đã quyết định thả số ngư dân này.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trân trọng chuyển đến Quốc vương Sultan Haji Hassanal Bolkiah lời thăm hỏi của các lãnh đạo Việt Nam; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng thân thiện và tốt đẹp với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Brunei Darussalam.
Tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao hai nước, hai bên nhất trí tiến hành các hoạt động thiết thực tại mỗi nước để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (29-2-1992 đến 29-2-2012); tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, trong đó có chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Brunei Darussalam trong năm nay.
Hai bên đồng ý sẽ sớm tổ chức phiên họp đầu tiên của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Brunei do Việt Nam chủ trì để kiểm điểm và định hướng cho hợp tác hai nước. Về thương mại, đầu tư, hai bên đánh giá cao sự tăng nhanh của kim ngạch thương mại song phương trong năm 2011 (đạt trên 200 triệu USD, tăng hơn 10 lần so với năm 2010); hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc và tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại mỗi nước; nhất trí việc cần thiết ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Bản ghi nhớ về mua bán gạo để đảm bảo sự hợp tác ổn định và lâu dài trong lĩnh vực này.
Hai bên cũng đã trao đổi tình hình hợp tác trong các lĩnh vực khác như lao động, dầu khí, nông ngư nghiệp và du lịch. Hai bên nhất trí xem xét thiết lập một cơ chế và quy chế phù hợp để giải quyết các vụ tàu thuyền và ngư dân của hai nước xâm nhập vùng biển của nhau, phù hợp với luật pháp của mỗi nước và trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định cần đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Về hợp tác ASEAN, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với Brunei Darussalam đảm đương trọng trách là Chủ tịch ASEAN năm 2013. Hai bên cũng nhất trí phối hợp và hợp tác để cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh vào năm 2015.
Hai bên khẳng định sẽ cùng phối hợp với các thành viên khác để đưa Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành liên kết cùng có lợi, đáp ứng lợi ích phát triển của tất cả các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, thịnh vượng của các nước và ở khu vực.
Chuyến thăm chính thức Brunei Darussalam của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh kết thúc tốt đẹp, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước./.
Tại cuộc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Quốc vương Sultan Haji Hassanal Bolkiah đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, cho rằng hai bên cần tăng cường thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong thời gian tới vì lợi ích của cả hai bên.
Quốc vương Brunei cũng đánh giá cao những lao động Việt Nam tại Brunei và tỏ ý sẵn sàng tiếp nhận thêm lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này, khẳng định Brunei sẽ trực tiếp nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
Về vấn đề ngư dân Việt Nam, sau khi nghe Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Brunei Darussalam xem xét thả 9 ngư dân Việt Nam của tàu cá Bình Định mang số hiệu BĐ 96092TS bị Hải quân Brunei bắt giữ ngày 20/1 vừa qua trên tinh thần nhân đạo, Quốc vương Sultan Haji Hassanal Bolkiah đã quyết định thả số ngư dân này.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trân trọng chuyển đến Quốc vương Sultan Haji Hassanal Bolkiah lời thăm hỏi của các lãnh đạo Việt Nam; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng thân thiện và tốt đẹp với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Brunei Darussalam.
Tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao hai nước, hai bên nhất trí tiến hành các hoạt động thiết thực tại mỗi nước để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (29-2-1992 đến 29-2-2012); tăng cường trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, trong đó có chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Brunei Darussalam trong năm nay.
Hai bên đồng ý sẽ sớm tổ chức phiên họp đầu tiên của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Brunei do Việt Nam chủ trì để kiểm điểm và định hướng cho hợp tác hai nước. Về thương mại, đầu tư, hai bên đánh giá cao sự tăng nhanh của kim ngạch thương mại song phương trong năm 2011 (đạt trên 200 triệu USD, tăng hơn 10 lần so với năm 2010); hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc và tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại mỗi nước; nhất trí việc cần thiết ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Bản ghi nhớ về mua bán gạo để đảm bảo sự hợp tác ổn định và lâu dài trong lĩnh vực này.
Hai bên cũng đã trao đổi tình hình hợp tác trong các lĩnh vực khác như lao động, dầu khí, nông ngư nghiệp và du lịch. Hai bên nhất trí xem xét thiết lập một cơ chế và quy chế phù hợp để giải quyết các vụ tàu thuyền và ngư dân của hai nước xâm nhập vùng biển của nhau, phù hợp với luật pháp của mỗi nước và trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước.
Về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định cần đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Về hợp tác ASEAN, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với Brunei Darussalam đảm đương trọng trách là Chủ tịch ASEAN năm 2013. Hai bên cũng nhất trí phối hợp và hợp tác để cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết và vững mạnh vào năm 2015.
Hai bên khẳng định sẽ cùng phối hợp với các thành viên khác để đưa Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành liên kết cùng có lợi, đáp ứng lợi ích phát triển của tất cả các thành viên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, thịnh vượng của các nước và ở khu vực.
Chuyến thăm chính thức Brunei Darussalam của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh kết thúc tốt đẹp, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước./.
Tăng phối hợp phát huy dân chủ trong đời sống  (07/02/2012)
Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam-Cuba nhân kỷ niệm 82 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  (07/02/2012)
Tăng cường quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Myanmar  (07/02/2012)
Quảng Nam tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh  (07/02/2012)
Tăng cường hợp tác song phương Việt Nam - Thái Lan  (06/02/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay