"Thơ là riêng tư của đời sống, sức mạnh tinh thần"
22:04, ngày 05-02-2012
Ngày 5-2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp các nhà thơ quốc tế đang dự Liên hoan Thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cùng các nhà thơ quốc tế đã báo cáo Chủ tịch nước kết quả Liên hoan Thơ châu Á - Thái Bình Dương. Nhằm giới thiệu tinh hoa thơ Việt Nam đến bạn bè quốc tế, Liên hoan Thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã thu hút 81 nhà thơ đến từ 27 quốc gia.
Hưởng ứng sự kiện văn hóa lần đầu được tổ chức trên đất nước được biết đến với truyền thống ngàn năm văn hiến, nhiều quốc gia lần đầu tiên cử đại diện đến đặt quan hệ với Hội Nhà văn Việt Nam. Trong thời gian 1 tuần lễ, tất cả các hoạt động tại Liên hoan: hội thảo, đọc thơ, trình diễn thơ, giao lưu công chúng, đều tập trung vào chủ đề: vì một châu Á hòa bình, hợp tác, hữu nghị, phát triển.
Với gần 30 tham luận phát biểu trong liên hoan, các nhà thơ đề cập đến trách nhiệm của thơ văn với cộng đồng, trước những vấn đề dư luận quan tâm. Các đại biểu đánh giá cao công tác tổ chức Liên hoan của Việt Nam, kiến nghị những thành công của liên hoan lần thứ nhất cần được kế thừa để tổ chức các lần tiếp theo tại nhiều quốc gia trong khu vực.
Các nhà thơ cũng bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, khẳng định qua thơ ca, bạn bè quốc tế hiểu thêm về tâm hồn, nhân cách Việt Nam với tình yêu thơ ca, tư tưởng nhân văn, khát vọng hòa bình, hạnh phúc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng chào đón 81 nhà thơ đến từ nhiều đất nước trên châu lục để cùng các nhà thơ Việt Nam tổ chức Liên hoan Thơ châu Á - Thái Bình Dương, một liên hoan thơ giàu ý nghĩa không chỉ với nghệ thuật thơ ca mà cả với cộng đồng khu vực, quốc tế.
Khẳng định tổ chức Liên hoan Thơ là vinh dự và trách nhiệm của Việt Nam, Chủ tịch nước cho rằng, nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu thơ ca. Thơ ca vừa là sự riêng tư của đời sống nội tâm mỗi con người, đồng thời là sức mạnh tinh thần to lớn khích lệ toàn thể dân tộc trước những thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Chính vì ý thức sâu sắc điều này, nhân dân Việt Nam luôn yêu mến, mong mỏi được hiểu biết thấu đáo, học tập tinh hoa từ nhiều nền thơ của những đất nước, dân tộc khác.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, giao lưu văn học luôn được xem là lễ hội có ý nghĩa nhân văn nhất nhằm tôn vinh các giá trị toàn nhân loại. Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước chúc mừng thành công cuộc liên hoan thơ đầy ý nghĩa; khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện để các nhà thơ quốc tế trở lại Việt Nam tham dự các hoạt động văn hóa./.
Hưởng ứng sự kiện văn hóa lần đầu được tổ chức trên đất nước được biết đến với truyền thống ngàn năm văn hiến, nhiều quốc gia lần đầu tiên cử đại diện đến đặt quan hệ với Hội Nhà văn Việt Nam. Trong thời gian 1 tuần lễ, tất cả các hoạt động tại Liên hoan: hội thảo, đọc thơ, trình diễn thơ, giao lưu công chúng, đều tập trung vào chủ đề: vì một châu Á hòa bình, hợp tác, hữu nghị, phát triển.
Với gần 30 tham luận phát biểu trong liên hoan, các nhà thơ đề cập đến trách nhiệm của thơ văn với cộng đồng, trước những vấn đề dư luận quan tâm. Các đại biểu đánh giá cao công tác tổ chức Liên hoan của Việt Nam, kiến nghị những thành công của liên hoan lần thứ nhất cần được kế thừa để tổ chức các lần tiếp theo tại nhiều quốc gia trong khu vực.
Các nhà thơ cũng bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, khẳng định qua thơ ca, bạn bè quốc tế hiểu thêm về tâm hồn, nhân cách Việt Nam với tình yêu thơ ca, tư tưởng nhân văn, khát vọng hòa bình, hạnh phúc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng chào đón 81 nhà thơ đến từ nhiều đất nước trên châu lục để cùng các nhà thơ Việt Nam tổ chức Liên hoan Thơ châu Á - Thái Bình Dương, một liên hoan thơ giàu ý nghĩa không chỉ với nghệ thuật thơ ca mà cả với cộng đồng khu vực, quốc tế.
Khẳng định tổ chức Liên hoan Thơ là vinh dự và trách nhiệm của Việt Nam, Chủ tịch nước cho rằng, nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu thơ ca. Thơ ca vừa là sự riêng tư của đời sống nội tâm mỗi con người, đồng thời là sức mạnh tinh thần to lớn khích lệ toàn thể dân tộc trước những thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Chính vì ý thức sâu sắc điều này, nhân dân Việt Nam luôn yêu mến, mong mỏi được hiểu biết thấu đáo, học tập tinh hoa từ nhiều nền thơ của những đất nước, dân tộc khác.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, giao lưu văn học luôn được xem là lễ hội có ý nghĩa nhân văn nhất nhằm tôn vinh các giá trị toàn nhân loại. Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước chúc mừng thành công cuộc liên hoan thơ đầy ý nghĩa; khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện để các nhà thơ quốc tế trở lại Việt Nam tham dự các hoạt động văn hóa./.
Sự trỗi dậy của E7 làm thay đổi kinh tế toàn cầu  (05/02/2012)
Khủng hoảng nợ công Eurozone có dấu hiệu dịu bớt  (05/02/2012)
Hội nghị Munich họp thảo luận về an ninh châu Âu  (05/02/2012)
Chủ tịch nước dâng hương tại đền Trần Thái Bình  (04/02/2012)
Tổng Bí thư nói chuyện với hội viên Câu lạc bộ Thăng Long  (04/02/2012)
Chủ tịch nước: Chăm lo gìn giữ văn hóa các dân tộc  (04/02/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam