Khu vực FDI góp phần đáng kể làm tăng thu ngân sách năm 2011
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 15-12-2011, cả nước có 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%.
Cụ thể, vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt 14,7 tỷ USD, bằng 74% so năm 2010. Trong đó, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 USD, bằng 65% năm 2010. Vốn đăng ký năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực này trong năm 2010 là 54,1%. Đáng chú ý, năm nay vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký, giảm mạnh so năm 2010 với tỉ lệ 34,3% tổng vốn đăng ký. Với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 1,65 lần mức vốn đăng ký tăng thêm của năm 2010 (1,89 tỷ USD). Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Trong số những đối tác đầu tư lớn, Singapore tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đăng ký chiếm 24 tỷ USD. Các vị trí tiếp theo thuộc về Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
Địa phương thu hút FDI lớn nhất vẫn là Thành phố Hồ Chí Minh với 32,67 tỷ USD còn hiệu lực, Thành phố Hà Nội đứng thứ 3 sau Bà Rịa – Vũng Tàu, tiếp theo là Đồng Nai và Bình Dương.
Theo số liệu thống kê của Bộ, vốn thực hiện của khu vực FDI năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, bằng mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Xuất khẩu của khu vực FDI (bao gồm dầu thô) ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,3% so năm 2010, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 47,2 tỷ USD, góp phần làm giảm gánh nặng cho cán cân thương mại. Trong khi đó, nhập khẩu khu vực này đạt 47,8 tỷ USD, tăng 29,3% so với năm 2010.
Thu nội địa từ khu vực FDI năm 2011 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15% so năm 2010 là 3,04 tỷ USD. Thu từ dầu thô vượt dự toán năm gần 44% và ước đạt 4,8 tỷ USD.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2012 và thời gian tới, quản lý FDI sẽ chú trọng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn FDI; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về FDI. Đặc biệt, sẽ thu hút FDI có chọn lọc, định hướng vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường, lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh.../.
Trao giải “Quả cầu Vàng 2011”  (29/12/2011)
“Chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng”  (29/12/2011)
Rà soát lại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thủ đô  (29/12/2011)
NY Times bán báo in để tập trung cho báo điện tử  (29/12/2011)
“GDP tăng 5,89% so với 2010 là khá cao, hợp lý”  (29/12/2011)
Quốc hội Việt Nam-Đan Mạch tăng cường hoạt động  (29/12/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay