Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27
TCCSĐT - Sáng 19-12, tại Hà Nội, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 với chủ đề “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”, đã kết thúc sau hơn một tuần làm việc.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho rằng, với tinh thần thiết thực và hiệu quả, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 đã có nhiều đổi mới
|
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 đã tập trung thảo luận và quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đại hội lần thứ XI của Đảng, nội hàm và định hướng triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và ngoại giao toàn diện. Hội nghị đã nhất trí thông qua "Chương trình hành động thực hiện kết quả Hội nghị Ngoại giao 27", trong đó đề ra phương hướng và nội dung cụ thể của 4 trọng tâm công tác là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Chương trình hành động thể hiện sự quyết tâm cao của ngành ngoại giao nhằm phát huy tổng hợp sức mạnh của đối ngoại Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển đất nước, thực hiện thành công đường lối đối ngoại được Ðại hội Ðảng lần thứ XI đề ra.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhận định, các ý kiến tham luận của đại biểu dự Hội nghị đã thể hiện tầm bao quát, độ sâu, cũng như tâm huyết đối với đất nước, với ngành ngoại giao. Tại 17 phiên họp, các đại biểu đã tập trung phân tích sâu 3 nhóm vấn đề lớn: tình hình khu vực và thế giới, thời cơ và thách thức đối với đất nước ta; thành tựu của đối ngoại trong thời gian qua góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế; định hướng công tác đối ngoại trong thời gian tới.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nhấn mạnh, với tinh thần thiết thực và hiệu quả, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 đã có nhiều đổi mới, trong đó nổi bật là đổi mới phương thức thảo luận, kết hợp tổ chức phiên họp chung với Hội nghị Tham tán thương mại nhằm đánh giá, tổng kết và đưa ra phương hướng, giải pháp để công tác thương vụ trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược hội nhập toàn diện đã được Đảng, Nhà nước đề ra; và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 16 “Đẩy mạnh toàn diện công tác đối ngoại địa phương, đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước”, nhằm tạo điều kiện để các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao gặp gỡ, trao đổi với các địa phương, nắm bắt cụ thể hơn những yêu cầu của địa phương với ngành ngoại giao và qua đó nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp công tác.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bộ, ban, ngành, địa phương, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, ngành ngoại giao quyết tâm triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại mà Đại hội XI của Đảng đề ra. Trong thời gian tới, ngành ngoại giao sẽ nỗ lực triển khai ngoại giao toàn diện và chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tập trung vào các trọng tâm: tiếp tục đưa các mối quan hệ với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu; góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước đi đôi với duy trì môi trường hòa bình, ổn định; tranh thủ các nguồn lực bên ngoài đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Ngoại giao với các bộ, ngành, địa phương; xây dựng ngành ngoại giao chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp, để tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Những nỗ lực nhằm cứu đồng tiền chung châu Âu khỏi nguy cơ tan vỡ  (19/12/2011)
Vị thế của tổ chức đảng trong doanh nghiệp tùy thuộc một phần vào chính mô hình tổ chức và năng lực của các cá nhân làm công tác xây dựng Đảng  (19/12/2011)
Công bố kết quả nghiên cứu Dự án "Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”  (19/12/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên