Khi người nghèo nổi giận
TCCSĐT - Vào ngày 17-9-2011, tại công viên Zu-cot-ti gần phố Wall (trung tâm tài chính của Mỹ ở Niu-Oóc), hàng trăm người dân Mỹ đã tụ tập tại đây nhằm biểu tình phản đối chính sách bất công của chính phủ Mỹ dẫn đến sự phân biệt giàu nghèo ở nước này. Phong trào này có tên gọi là “Chiếm phố Wall”. Những người biểu tình đại diện cho những người nghèo ở nước Mỹ, một nước được coi là giàu có nhất thế giới, phản đối tình trạng nghèo đói của mình bên cạnh sự giàu sang đến không tưởng của tầng lớp giàu có.
Một thực trạng đáng buồn ở nước Mỹ là, chỉ có khoảng 1000 giới chủ mà đã chiếm gần một nửa tài sản quốc gia... Trong khi đó, người nghèo vẫn phải gánh chịu mọi nghĩa vụ công dân. Cuộc biểu tình đã nhanh chóng lan ra khắp nước Mỹ và sau đó lan đến gần 1000 thành phố và gần 100 quốc gia trên toàn thế giới. Trên thế giới, tình trạng bất công cũng đang tồn tại một cách vô lý: gần 20% dân số thế giới chiếm đến hơn 80% của cải thế giới, trong khi đó hơn 80% dân số thế giới chỉ chiếm giữ gần 20% của cải còn lại. Rõ ràng, nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đang tồn tại một bất công khó chấp nhận.
Việc ra đời, phát triển của phong trào tấn công phố Wall không chỉ đơn thuần về vấn đề kinh tế, mà trực tiếp là bên cạnh cuộc sống ngày một khốn khó của người nghèo khổ (cả ở Mỹ và trên thế giới); số người giàu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong dân cư lại ngày một giàu hơn, với cuộc sống ngày một xa hoa hơn, lộng lẫy hơn. Hay nói cách khác, hố ngăn cách giàu nghèo ở nước Mỹ và trên thế giới ngày một mở rộng hơn. Vấn đề ở đây là, việc người nghèo tập hợp lại để phản kháng tình trạng bất công còn cho thấy người nghèo đã ý thức được sự bất công và nhận thấy sự bất công này cần phải xóa bỏ.
Cuộc tấn công này là cuộc tấn công của người nghèo vào người giàu, trước hết là về ý thức, sau đó là đến hành động. Người nghèo ở nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới đã nhận thấy vai trò công dân của mình bị tổn thương. Một nước Mỹ với bình quân đầu người hơn 1000 USD/tháng, một chỉ số đứng đầu thế giới, nhưng vẫn tồn tại người nghèo, người vô gia cư, người lang thang, thất nghiệp. Chắc chắn, trong tâm trí của họ (những người nghèo đói) khó có cái gọi là niềm tự hào dân tộc. Và họ sẽ đặt câu hỏi: Tại sao người giàu cứ giàu, người nghèo cứ nghèo? Phải làm gì để giải quyết, thanh toán nạn bất công này?
Người nghèo ở Mỹ còn đặt câu hỏi: Tại sao khi kinh tế nước Mỹ đang gặp khó khăn, nhiều người Mỹ sống trong cảnh nghèo túng, nhưng Chính phủ của họ vẫn chi hàng trăm tỉ USD cho các cuộc chiến tranh ở I-rắc, Áp-ga-ni-xtan, hay mới đây là Li-Bi? Mà các cuộc chiến tranh này, xem ra chưa có dấu hiệu chấm dứt, trong khi gần đây, Mỹ và I-xra-en lại đe dọa tấn công Iran. Sẽ còn nhiều tỉ đôla ném vào các cuộc chiến tranh đó và chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt. Vậy tại sao Chính phủ Mỹ không dùng số tiền đó đầu tư cho nền kinh tế Mỹ và hỗ trợ người nghèo ở Mỹ? Câu hỏi này thật không thể trả lời đơn giản.
Cuộc đấu tranh này bắt đầu từ người dân Mỹ, sau đó lan sang nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Và cuộc đấu tranh đang phát triển, điều mà khó có thể kết thúc nhanh chóng bằng đàn áp, bắt bớ. Ngày 15-11-2011 vừa qua, tại Mỹ, cảnh sát và lính cứu hỏa đã dùng vòi rồng giải tán đoàn người biểu tình và bắt đi hàng trăm người. Nhưng làm thế không giải quyết được gốc rễ của vấn đề, vì theo thống kê, số người nghèo ở Mỹ tăng vọt vào mấy năm gần đây, nhất là vào năm 2010, số người nghèo ở Mỹ lên tới 46,2 triệu người, chiếm đến 15,1% dân số Mỹ. Đây là điều đáng buồn ở một cường quốc số một thế giới, từng tự hào về thành tích gọi là dân chủ, nhân quyền... Để giải quyết vấn đề này, lại phải đi tìm câu trả lời mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã nói từ lâu nhưng không được thế giới tư bản chấp nhận, thậm chí còn bị họ bôi nhọ, công kích và thóa mạ. Đó chính là một chế độ phân phối công bằng và đặc biệt là phải khống chế, tiến tới hạn chế và cuối cùng là xóa bỏ sở hữu tư nhân, nếu như chế độ sở hữu này tạo nên sự phân hóa giàu - nghèo sâu sắc trong xã hội. Hay nói cách khác, nếu sở hữu tư nhân mà gây đau khổ cho nhân loại bằng áp bức, bóc lột người lao động, tạo nên nghịch cảnh “giàu nứt đố đổ vách” của chủ sở hữu và “nghèo xác nghèo xơ” của người lao động thì cần phải xóa bỏ.
Trước khi thực hiện cái mà chúng ta gọi là xóa bỏ sở hữu tư nhân thì cần cải tiến chế độ phân phối cho phù hợp. Đó là tăng cường sự phân phối lại một cách hợp lý; giảm bớt nghĩa vụ nặng nề của người nghèo để họ sống được và tồn tại. Điều này chắc là dễ thực hiện gấp vạn lần so với xóa bỏ sở hữu tư nhân - Một điều đau đớn của các chủ sở hữu. Vì chỉ khi thoát nghèo, có cuộc sống ấm no hạnh phúc thì người dân mới phấn khởi, không còn đấu tranh đòi quyền lợi cho mình nữa, và lúc đó xã hội mới thực sự là một xã hội tốt đẹp. Khi một đất nước đã tốt đẹp thì chế độ dân chủ, chính sách nhân quyền của nó sẽ lan tỏa sang các quốc gia khác. Hay nói cách khác, chỉ xóa bỏ áp bức ở trong nước thì mới tiến đến xóa bỏ áp bức giữa dân tộc này đối với dân tộc khác, như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê-nin từng khẳng định./.
Nước Mỹ trước năm bầu cử Tổng thống: Thất vọng – mất niềm tin  (06/12/2011)
Công bố 4 Luật: Lưu trữ, Đo lường, Khiếu nại, Tố cáo  (06/12/2011)
Báo Campuchia đưa tin về chuyến thăm của Tổng Bí thư  (06/12/2011)
Tổng Bí thư thăm hữu nghị cấp nhà nước Campuchia  (06/12/2011)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 11-2011  (05/12/2011)
Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Vương quốc Bỉ  (05/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên