Nga và 7 thành viên trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do
TCCSĐT - Ngày 18-10 vừa qua, tại St. Petersburg, Thủ tướng Nga V. Putin và những người đồng cấp ở 7 thành viên trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) đã ký thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do. Bảy thành viên này là Ukraine, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, Moldova và Tajikistan.
Đối với SNG, thỏa thuận này là bước tiến có ý nghĩa lớn nhất về tăng cường hợp tác và liên kết kể từ khi thành lập năm 1991 đến nay. Năm 1994, tất cả 12 thành viên SNG khi đó đã nhất trí với nhau về định hướng chiến lược và lộ trình hợp tác, coi đó là động lực và chất keo gắn kết cho quá trình liên kết giữa Nga và các quốc gia mới độc lập. Nhưng cho đến nay, thỏa thuận hồi ấy vẫn chưa có liệu lực vì không được phê chuẩn ở tất cả các thành viên. SNG không bao gồm 3 quốc gia Bantics. Năm 2008, Gruzia đã tách ra khỏi SNG sau cuộc chiến tranh với Nga.
Thỏa thuận mậu dịch tự do này bao gồm lộ trình và mức độ giảm thuế quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các bên tham gia. Cả Thủ tướng Nga V. Putin cũng như 7 nhà lãnh đạo thành viên tham gia đều không tiết lộ những mặt hàng nào sẽ được giảm và miễn thuế trong thời gian tới. Theo ông Putin, ba thành viên còn lại của SNG là Uzbekistan, Azerbaijan và Turkmenistan đề nghị cho thêm thời gian để suy xét và rất có thể sẽ tham gia khu vực mậu dịch tự do vào cuối năm nay.
Thủ tướng Nga Putin đánh giá thỏa thuận này là một bước liên kết rất cơ bản. Phát biểu trước giới báo chí ở St. Petersburg, ông Putin nhấn mạnh: "Chúng tôi mở cửa thị trường của chúng tôi cho nhau. Điều đó có nghĩa là hàng hóa sẽ được đưa ra thị trường của chúng tôi với giá thấp hơn, qua đó tạo ra điều kiện thuận lợi hơn để hợp tác liên doanh liên kết. Tất cả những điều đó đương nhiên sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của tất cả các nền kinh tế của chúng tôi".
Để có hiệu lực, thỏa thuận này còn phải được quốc hội của cả 8 nước thông qua.
Việc các nước trên thế giới cùng nhau thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương hoặc đa phương vốn là xu thế phát triển mạnh trong thời gian qua trên thế giới. Nó đặc biệt được quan tâm và đẩy mạnh vì Vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vẫn trì trệ, thậm chí còn cả bế tắc, và chưa biết đến khi nào mới có thể kết thúc được. Nhưng thỏa thuận nói trên giữa Nga với 7 thành viên SNG còn là sự kiện rất được dư luận quan tâm vì Nga hiện là nền kinh tế lớn duy nhất chưa được gia nhập WTO, Nga đã cùng với Belarus và Kazakhstan thành lập Liên minh thuế quan cũng như vì có sự tham gia của Ukraine.
Không biết tình cờ hay không ngẫu nhiên mà việc Ukraine ký tham gia khu vực mậu dịch tự do với Nga và 6 thành viên khác trong SNG trùng với thời điểm EU quyết định hoãn tiến hành đàm phán với Ukraine về thỏa thuận mậu dịch tự do.
Dư luận cũng còn để ý đến bước tiến này của SNG vì Thủ tướng V.Putin đã tuyên bố ra tranh cử Tổng thống ở Nga và việc lại trở thành Tổng thống Nga gần như là chắc chắn. Thủ tướng V.Putin mới đây đã đưa ra ý tưởng về thành lập Liên minh Á Âu. Dư luận cho rằng, Thủ tướng V.Putin sau khi tái cử sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho hợp tác, gắn kết và liên kết giữa Nga với các nước láng giềng./.
Những bài học lịch sử từ thực tiễn hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển  (20/10/2011)
Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội về tình hình kinh tế- xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 và 5 năm 2011-2015  (20/10/2011)
Thủ tướng báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 2011  (20/10/2011)
Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII  (20/10/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên