Phiên họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII: Thảo luận về công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo
19:02, ngày 28-09-2011
Sáng 28-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe và góp ý vào Báo cáo của Ban Dân nguyện về công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân năm 2011; Báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9 của Quốc hội khóa XII.
Báo cáo của Ban Dân nguyện cho thấy trong năm 2011, Ban Dân nguyện đã giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tiếp công dân thường xuyên và phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, từ ngày 15-8-2010 đến 15-8-2011, đã tiếp 6.173 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về 2.477 vụ việc, trong đó có 217 lượt đoàn đông người. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước theo quy định, Ban Dân nguyện còn tiếp một số trường hợp công dân khiếu nại gay gắt, kéo dài và các đoàn khiếu nại, tố cáo đông người tập trung trước trụ sở cơ quan của Quốc hội. Qua công tác tiếp công dân cho thấy, số lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong năm 2011 tuy có giảm hơn so với cùng kỳ năm 2010 là 5.992 lượt người (gần 49,25%) và giảm 606 vụ việc (gần 20%), nhưng số lượt đoàn khiếu nại, tố cáo đông người lại tăng hơn so với năm 2010 là 53 lượt (tăng 32,31%). Phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo đều đã diễn ra từ những năm trước đây, nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án khu đô thị, khu công nghiệp. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu, xử lý tương đối kịp thời các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đã chuyển 1.765 vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và nhận được 1.187 văn bản trả lời, đạt 67,25%.
Một trong những khó khăn, tồn tại trong công tác này đã được bản Báo cáo chỉ rõ, đó là việc tiếp công dân chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Theo quy định của pháp luật thì các cơ quan của Quốc hội đều có nhiệm vụ tiếp công dân, nhưng trên thực tế, việc tiếp công dân thường xuyên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Ban Dân nguyện tiến hành tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Theo sự phân công tại đây, Ban Dân nguyện chỉ tiếp những trường hợp đến khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực tư pháp và hoạt động của Quốc hội, trong khi nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Quốc hội lại thuộc nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Mặt khác, giữa Ban Dân nguyện và Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội cũng chưa có quy chế phối hợp trong việc tiếp công dân, nên việc tổ chức tiếp công dân không tránh khỏi các trùng lặp, chồng chéo. Trong khi đó, tình trạng đơn, thư khiếu nại vượt cấp, nội dung đơn thư trùng lặp, cùng lúc gửi tới nhiều địa chỉ khác nhau vẫn còn diễn ra khá phổ biến…
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nêu vấn đề trong năm 2011, tuy lượng công dân đến khiếu nại, tố cáo với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội có xu hướng giảm về số lượt người và số vụ việc, nhưng số lượt đoàn đông người lại tăng so với cùng kỳ năm trước là một thực trạng cần nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề để có biện pháp xử lý. Ông Phan Trung Lý nhận xét, sự phối hợp giữa các ủy ban của Quốc hội, giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết (hành pháp, tư pháp) với các cơ quan của Quốc hội chưa tốt nên các cơ quan của Quốc hội không nắm được kết quả giải quyết, không kịp thời trả lời cho công dân… Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu bày tỏ lo lắng trước tình trạng khiếu nại, tố cáo liên quan nhiều tới lĩnh vực đất đai. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Ban Dân nguyện của Quốc hội chính là "cánh cửa" để Quốc hội mở ra với công dân, do đó cần sớm hình thành một địa chỉ và cơ chế hiệu quả hơn để Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tổ chức tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo. Quan hệ phối hợp với các cơ quan hành pháp, tư pháp để giám sát, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là rất quan trọng - Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Cũng trong phiên làm việc buổi sáng, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9 của Quốc hội khóa XII. Tại các kỳ họp này, cử tri ở nhiều địa phương kiến nghị về việc các cơ sở giáo dục thu nhiều khoản đóng góp khác ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, không đúng quy định của pháp luật. Một số vướng mắc và việc chậm thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học theo quy định tại Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 của Quốc hội cũng được nhiều cử tri kiến nghị. Báo cáo nhận định: “Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó đề ra nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh, ngăn chặn nhưng tình trạng lạm thu vẫn chưa giảm”.
Về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng được hưởng (theo quy định tại Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 của Quốc hội), việc chậm thực thi là do cơ quan có thẩm quyền chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Vì vậy, cho đến nay, nhiều địa phương chưa thực hiện được việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng được thụ hưởng. Bên cạnh đó, cử tri ở nhiều địa phương tiếp tục kiến nghị xem xét lại việc quản lý, điều hành giá xăng dầu, trong đó có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, dư luận xã hội vẫn còn nhiều bức xúc cho rằng việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu không công khai, minh bạch...
Ban Dân nguyện đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổng kết thực tiễn việc thu chi học phí, lệ phí tuyển sinh và các khoản đóng góp khác ngoài học phí, trên cơ sở đó nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục. Việc lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cũng được Ban Dân nguyện yêu cầu Chính phủ báo cáo Quốc hội để Quốc hội xem xét, ra Nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri./.
Một trong những khó khăn, tồn tại trong công tác này đã được bản Báo cáo chỉ rõ, đó là việc tiếp công dân chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Theo quy định của pháp luật thì các cơ quan của Quốc hội đều có nhiệm vụ tiếp công dân, nhưng trên thực tế, việc tiếp công dân thường xuyên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Ban Dân nguyện tiến hành tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Theo sự phân công tại đây, Ban Dân nguyện chỉ tiếp những trường hợp đến khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực tư pháp và hoạt động của Quốc hội, trong khi nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Quốc hội lại thuộc nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Mặt khác, giữa Ban Dân nguyện và Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội cũng chưa có quy chế phối hợp trong việc tiếp công dân, nên việc tổ chức tiếp công dân không tránh khỏi các trùng lặp, chồng chéo. Trong khi đó, tình trạng đơn, thư khiếu nại vượt cấp, nội dung đơn thư trùng lặp, cùng lúc gửi tới nhiều địa chỉ khác nhau vẫn còn diễn ra khá phổ biến…
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nêu vấn đề trong năm 2011, tuy lượng công dân đến khiếu nại, tố cáo với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội có xu hướng giảm về số lượt người và số vụ việc, nhưng số lượt đoàn đông người lại tăng so với cùng kỳ năm trước là một thực trạng cần nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề để có biện pháp xử lý. Ông Phan Trung Lý nhận xét, sự phối hợp giữa các ủy ban của Quốc hội, giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết (hành pháp, tư pháp) với các cơ quan của Quốc hội chưa tốt nên các cơ quan của Quốc hội không nắm được kết quả giải quyết, không kịp thời trả lời cho công dân… Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu bày tỏ lo lắng trước tình trạng khiếu nại, tố cáo liên quan nhiều tới lĩnh vực đất đai. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Ban Dân nguyện của Quốc hội chính là "cánh cửa" để Quốc hội mở ra với công dân, do đó cần sớm hình thành một địa chỉ và cơ chế hiệu quả hơn để Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tổ chức tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo. Quan hệ phối hợp với các cơ quan hành pháp, tư pháp để giám sát, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là rất quan trọng - Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Cũng trong phiên làm việc buổi sáng, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9 của Quốc hội khóa XII. Tại các kỳ họp này, cử tri ở nhiều địa phương kiến nghị về việc các cơ sở giáo dục thu nhiều khoản đóng góp khác ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, không đúng quy định của pháp luật. Một số vướng mắc và việc chậm thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học theo quy định tại Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 của Quốc hội cũng được nhiều cử tri kiến nghị. Báo cáo nhận định: “Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó đề ra nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh, ngăn chặn nhưng tình trạng lạm thu vẫn chưa giảm”.
Về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng được hưởng (theo quy định tại Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 của Quốc hội), việc chậm thực thi là do cơ quan có thẩm quyền chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Vì vậy, cho đến nay, nhiều địa phương chưa thực hiện được việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng được thụ hưởng. Bên cạnh đó, cử tri ở nhiều địa phương tiếp tục kiến nghị xem xét lại việc quản lý, điều hành giá xăng dầu, trong đó có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, dư luận xã hội vẫn còn nhiều bức xúc cho rằng việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu không công khai, minh bạch...
Ban Dân nguyện đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổng kết thực tiễn việc thu chi học phí, lệ phí tuyển sinh và các khoản đóng góp khác ngoài học phí, trên cơ sở đó nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục. Việc lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cũng được Ban Dân nguyện yêu cầu Chính phủ báo cáo Quốc hội để Quốc hội xem xét, ra Nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri./.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 9 năm 2011  (28/09/2011)
Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và chủ động vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế  (28/09/2011)
Thế giới lên án I-xra-en mở rộng khu định cư Do Thái  (28/09/2011)
Đào tạo nghề cho nông dân: Phải thiết thực mới hiệu quả  (28/09/2011)
Già hóa dân số - Thực trạng, dự báo và đề xuất chính sách  (28/09/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên