Liên hợp quốc đánh giá cao thành công của Việt Nam trong thực hiện Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ
Người đứng đầu UNDP, bà Hê-len Clác (Helen Clark), đã đánh giá cao những thành công của Việt Nam trong thực hiện MDGs cũng như sự tham gia hiệu quả và thành công của Việt Nam vào sáng kiến “Một Liên hợp quốc” tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đại sứ Bùi Thế Giang, đã khẳng định trong quá trình thực hiện MDGs kể từ khi được Liên hợp quốc thông qua năm 2000, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và thực hiện thành công các chính sách kinh tế xã hội, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng chú ý. Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đã thừa nhận Việt Nam là một trong nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương thực hiện thành công MDGs. Cho đến nay, Việt Nam có thể tuyên bố đã thực hiện thành công 5 trong 8 MDGs trước thời hạn và đang thúc đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu còn lại đúng hạn vào năm 2015.
Đại sứ Bùi Thế Giang lưu ý rằng, trong quá trình thực hiện MDGs, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Một là, bảo đảm thực hiện tất cả MDGs trong cả nước và thông qua đó đem lại phúc lợi cho mọi tầng lớp nhân dân. Hai là, phải vượt qua những khó khăn nảy sinh do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Ba là, phải chuẩn bị tốt nhất để đối phó với những hậu quả có thể xảy ra do biến đổi khí hậu. Bốn là, khi hội nhập với quốc tế, Việt Nam đang phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đặc biệt đối với các hàng xuất khẩu chủ lực.
Đại sứ nhấn mạnh để vượt qua các thách thức này, Việt Nam cần phải nỗ lực mạnh mẽ nhằm bảo đảm MDGs hòa nhập tốt hơn vào các kế hoạch, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội trong mọi lĩnh vực và đạt được hiệu quả trong cả nước. Trong bối cảnh này, Việt Nam mong tiếp tục được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và cộng đồng tài trợ để thực hiện thành công MDGs ở Việt Nam. Ông cũng khẳng định trong bối cảnh việc thực hiện MGDs gặp khó khăn ở nhiều khu vực trên thế giới, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc Liên hợp quốc tiếp tục coi thực hiện các mục tiêu trên là một trong những ưu tiên cao nhất của Liên hợp quốc./.
Thành lập Hội Nghị sĩ hữu nghị Xri Lan-ca - Việt Nam  (22/09/2011)
Quy hoạch xây dựng cần phải đi trước một bước  (22/09/2011)
Chăm lo xây dựng Nhà nước pháp quyền vì dân  (22/09/2011)
Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về bình đẳng giới  (22/09/2011)
Sẽ có một đại lễ hoành tráng kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định  (22/09/2011)
Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ  (22/09/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên