Từ "quyền can thiệp" đến "trách nhiệm bảo vệ"
Học
thuyết "trách nhiệm bảo vệ"
Đây là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ khá tinh xảo, nhằm xóa nhòa Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định nguyên tắc bình đẳng của các quốc gia về chủ quyền. Những người sáng lập ra Liên hợp quốc năm 1946, trong khi ký Hiến chương, đã quy định nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Để thực hiện “trách nhiệm bảo vệ”, Mỹ và một số đồng minh trong NATO có thể cáo buộc một chính phủ nào đó “vi phạm nhân quyền”, hoặc “không lắng nghe nguyện vọng của người dân” và đưa quân tới can thiệp trong khuôn khổ của cái gọi là “chiến dịch nhân đạo”.
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã từng tuyên bố về học thuyết "trách nhiệm bảo vệ" để biện minh cho hành động can thiệp quân sự do Mỹ và NATO tiến hành. Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn (Hillary Clinton) khi còn là ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008 cũng đã từng giải nghĩa về học thuyết này như sau: "Trong khi chấp nhận nguyên tắc "trách nhiệm bảo vệ", Liên hợp quốc xác nhận rằng, các hành động vi phạm nhân quyền ở một quốc gia nào đó là công việc của tất cả các nước". Còn các nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, nhân vật đóng vai trò then chốt thúc đẩy Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma áp dụng biện pháp quân sự ở Li-bi là ông Xa-man-ta Pao-ơ (Samantha Power), cố vấn của tổng thống đương quyền ở Mỹ, dựa vào học thuyết "trách nhiệm bảo vệ".
Tổ chức hàng đầu có chức năng áp dụng học thuyết "trách nhiệm bảo vệ" là một tổ chức phi chính phủ, có tên là “Trung tâm toàn cầu thực thi trách nhiệm bảo vệ” (Global Centre for the Responsibility to Protect). Trung tâm này được thành lập từ các tổ chức phi chính phủ khác, trong đó có “Nhóm chống khủng hoảng quốc tế” (“International Crisis Group), “Tổ chức bảo vệ nhân quyền” (“Human Right Watch”), “Ủy ban cứu trợ quốc tế” (“Oxfam International”), “Tổ chức người tị nạn quốc tế” (“Refugees International”) được một số nhà tài phiệt ở Mỹ và các nước khác tài trợ. Ông Ga-rét Ê-van là đồng Chủ tịch Hội đồng tư vấn quốc tế của “Trung tâm toàn cầu thực thi trách nhiệm bảo vệ”, vừa là người đứng đầu “Nhóm quốc tế chống khủng hoảng” từ năm 2000 đến năm 2009. Trung tâm này sở hữu nguồn thông tin phi chính phủ, các bản báo cáo phân tích và tư vấn cho các chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Ngoài sự tài trợ của chính phủ Mỹ và Anh, “Trung tâm toàn cầu thực thi trách nhiệm bảo vệ” còn nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các quỹ khác như Quỹ của nhà tỷ phú Mỹ Rốc-phe-lơ (Rockefeller), Quỹ Pho (Ford) và Quỹ Mác Ác-tua (MacArthur foundationand). Nhà tỷ phú Mỹ Gioóc-giơ Xô-rớt (George Soros), người sáng lập Viện Xã hội mở (Open Society Institute) cũng tham gia Hội đồng điều hành của “Trung tâm toàn cầu thực thi trách nhiệm bảo vệ”. Trong một thời gian dài, đứng đầu tổ chức này là Dbi-nép Brê-din-xki (Zbigniew Brzezinski), một người đã từng làm cố vấn cho nhiều đời tổng thống Mỹ, và Đa-vít Rốc-cơ-phe-lơ (David Rockefeller), người đã từng là thành viên của Hội đồng quản trị của Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ của Mỹ.
Mỹ và NATO thể hiện “trách nhiệm
bảo vệ” ở Li-bi
Để thực hiện "trách nhiệm bảo vệ", Mỹ và NATO sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, kết hợp sử dụng “sức mạnh cứng” với “sức mạnh mềm”, trong đó, biện pháp quan trọng nhất và có hiệu quả nhất, là tiến hành chiến tranh thông tin, hay còn được gọi là “can thiệp thông tin” thông qua các hãng thông tấn hàng đầu thế giới như CNN hoặc BBC và các báo tương tự như “Thời báo Niu Yoóc” (New York Times) để biện minh cho hành động can thiệp quân sự. Mỹ và NATO đã sử dụng ưu thế công nghệ để tiến hành cuộc chiến tranh thông tin mang tính áp đặt đối với toàn thế giới nhằm tạo cớ cho hành động quân sự.
Can thiệp thông tin đã từng được các nước phương Tây nâng lên thành công cụ thực hiện chính sách đối ngoại trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”. Nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin và phát triển mạnh công nghệ truyền thông, can thiệp thông tin có tác dụng và hiệu quả rất lớn, thậm chí còn hiệu quả hơn cả can thiệp bằng quân sự; hoặc tạo cơ sở pháp lý cho can thiệp quân sự. Nhiệm vụ chủ yếu của can thiệp thông tin là sử dụng tất cả các dòng thông tin trên khắp thế giới để tuyên truyền về tính ưu việt của các “giá trị” và “tiêu chuẩn dân chủ phương Tây”, làm cho cư dân các quốc gia tin rằng, nền dân chủ của họ còn lắm khiếm khuyết và cần từ bỏ nó. Nhận thức này sẽ là môi trường nuôi dưỡng, phát triển các loại “vi-rút tư tưởng” độc hại. Chiến dịch can thiệp thông tin hiện nay vào các nước Bắc Phi và Trung Đông còn nhằm làm băng hoại uy tín của chính phủ cầm quyền ở các nước đó để kích động dân chúng biểu tình đòi lật đổ họ.
Cuộc can thiệp bằng thông tin nhằm vào hai đối tượng chính. Một là, nhận thức của dân chúng ở Li-bi nhằm thay đổi tư duy truyền thống của họ. Hai là, dư luận quốc tế nhằm tạo ra nhận thức sai lệch về sự thật đang diễn ra ở quốc gia định can thiệp, gọi là quốc gia - mục tiêu.
Trước khi xảy ra cuộc bạo động chính trị - xã
hội đầu năm 2011, người dân Li-bi dưới thời cầm quyền của nhà lãnh đạo M.
Ca-đa-phi có mức sống khá cao so với các nước trong khu vực Trung Đông và Bắc
Phi. Do đó, theo các chuyên gia công nghệ chính trị ở phương Tây, để lật đổ một
chính phủ được nhân dân ủng hộ như ở Li-bi, cần phải khôn khéo điều khiển nhận
thức của người dân, từng bước đưa họ tới chỗ không chấp nhận cuộc sống hiện tại,
dù đó là cuộc sống được bảo đảm tốt, mà chuyển sang theo đuổi các tiêu chuẩn
cuộc sống của phương Tây. Để đạt hiệu quả đó,
các chuyên gia công nghệ chính trị ở phương Tây cho rằng, không thể chỉ sử dụng
một số chương trình truyền thông rời rạc mà cần áp dụng một chiến dịch tổng hợp
có tác dụng phổ rộng mà các chuyên gia gọi đó là “can thiệp thông tin”.
Việc hình thành lực lượng đối lập ở Li-bi, sự gia tăng trạng thái bất bình trong dân chúng đối với chế độ cầm quyền của nhà lãnh đạo M. Ca-đa-phi là hậu quả của chiến dịch can thiệp thông tin trong điều kiện người dân Li-bi được quyền tiếp cận thông tin rộng rãi thông qua vệ tinh. Tâm lý học đám đông đã phát huy tác động của quy luật này nhằm mục tiêu thay đổi tư duy. Dưới tác động của can thiệp thông tin, mọi quyền lợi mà nhà lãnh đạo M. Ca-đa-phi đem lại cho người dân Li-bi đã bị xóa nhòa.
Một dấu chứng tỏ Mỹ và phương Tây đã quản lý được nhận thức của đám đông chính là đã làm cho tầng lớp trung lưu ở Li-bi không có được quan niệm cụ thể về những gì họ muốn sau khi nhà lãnh đạo Li-bi phải ra đi, ngoài việc tung hô những khẩu hiệu mù mờ về “quyền tự do” và “dân chủ”. Ngay cả các thủ lĩnh của lực lượng đối lập ở Ben-ga-di của Li-bi cũng không có chương trình cụ thể rõ ràng để xây dựng một xã hội mới trong điều kiện cụ thể của một nước mà ở đó còn tồn tại dai dẳng và âm ỉ các mâu thuẫn giữa các bộ tộc và giữa các sắc tộc đã từng ăn sâu vào tiềm thức người dân trong nhiều thế kỷ.
Ngay sau khi bùng phát cuộc bạo động chính trị ở Li-bi, nhiều phương tiện thông tin đại chúng ở phương Tây đưa tin với lời nhận xét: “Do hành động đàn áp dã man của các lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo M. Ca-đa-phi nhằm vào lực lượng nổi dậy, các đường phố Tri-pô-li đầy rẫy xác người. Trong các bệnh viện không đủ máu để tiếp sức cho các nạn nhân bị thương nặng" (Báo “La Stampa”, I-ta-li-a). Nhiều tờ báo và kênh truyền hình ở phương Tây còn đưa tin các lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo M. Ca-đa-phi sử dụng thuốc kích dục “Viagra” và có hàng loạt hành động hãm hiếp phụ nữ.
Ngày 19-4-2011,
tổ chức phi chính phủ của Anh “Người dân Anh vì hòa bình ở Li-bi”
("British Civilians for Peace in
Về Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong bài trả lời phỏng vấn báo Mỹ “The Washington Post”, ông Xa-ít An I-xlam khẳng định: “Nghị quyết này dựa trên cơ sở tin đồn rằng không quân Li-bi đã ném bom vào hai khu vực ở Tri-pô-li. Nhưng trên thực tế, không có bất kỳ dấu vết nào chứng tỏ chúng tôi ném bom những khu vực đó”. Các chuyên gia thuộc Tổ chức ân xá quốc tế “Amnesty International” cũng đã tới Li-bi tiến hành điều tra độc lập và công bố kết quả cho biết, họ không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ các lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo M. Ca-đa-phi dùng máy bay ném bom giết hại quân nổi loạn. Bà Đô-na-te-la Rô-ve-ra (Donatella Rovera), cố vấn của Tổ chức ân xá quốc tế sau 3 tháng điều tra khảo sát ở Li-bi thông báo rằng, bà không tìm thấy bằng chứng về việc các lực lượng ủng hộ ông M. Ca-đa-phi sử dụng thuốc kích thích “Viagra” hoặc hãm hiếp hàng loạt phụ nữ. Tổ chức ân xá quốc tế cũng không phát hiện thấy có quân đánh thuê trong hàng ngũ những người đứng về phía ông M. Ca-đa-phi (5,6)
Sau khi lực lượng nổi dậy tiến vào thủ đô Tri-pô-li, báo chí phương Tây đã không che dấu “công lao” và “trách nhiệm” của Mỹ và NATO trong việc tạo ra các mũi đột phá vào hệ thống phòng ngự của các lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo Li-bi. Nhiều nhà ngoại giao châu Âu, trong các bài trả lời phỏng vấn báo chí phương Tây xin được dấu tên, đã nói rõ bản chất của các sự kiện diễn ra ở Li-bi. Theo họ, nhiệm vụ chủ yếu của NATO là đưa lực lượng nổi dậy tiến kịp lực lượng ủng hộ chính phủ về trình độ tác chiến và phối hợp hành động. Lực lượng nổi dậy kém xa lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo M. Ca-đa-phi về mặt tổ chức, kỷ luật và trình độ huấn luyện chiến đấu. Do đó, NATO có nhiệm vụ huấn luyện họ ngay trong quá trình chiến đấu, nghĩa là vừa đánh, vừa học. Đội quân này được trang bị vũ khí hiện đại và các phương tiện thông tin, được bảo đảm tin tức tình báo liên tục và hành động dưới quyền chỉ huy của đại diện NATO. Các nhà ngoại giao phương Tây không mấy bận tâm đến việc chiến dịch quân sự ở Li-bi đã vượt ra khỏi sự ủy nhiệm của Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốc.
Kết quả là, lực lượng nổi dậy chiến đấu ngày càng thiện chiến hơn, cơ động hơn và chiếm ưu thế. Còn lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo M. Ca-đa-phi vừa chịu sức ép từ các đòn không kích dữ dội của Mỹ và NATO, vừa bị cô lập cao độ trên trường quốc tế, bắt đầu bị chia rẽ và khả năng chống trả của họ cũng ngày một suy yếu. Tình hình này đã dẫn tới kết cục quân sự như hiện nay. Tuy nhiên, cục diện chính trị ở Li-bi lại bước sang giai đoạn phức tạp nhất, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất định. Dù nhìn từ góc độ nào cũng phải công nhận rằng, việc lật đổ bộ máy cầm quyền của nhà lãnh đạo Li-bi, ông M. Ca-đa-phi (Gaddafi), là một thành công nhất định của Mỹ và NATO trên con đường thiết lập “trật tự thế giới mới”. Theo các chuyên gia phân tích chính trị quốc tế, đây chính là thí dụ về mô hình can thiệp mới được đổi tên thành “trách nhiệm bảo vệ” (“Responsibility to Protect”)./.
__________________
1. F. William Engdahl: Humanitarian Neo-colonialism: Framing Libya and Reframing War. http://www.warandpeÁce.ru/en/analysis/view/57790/
2. Jayshree Bajoria:
3. Responsibility to
Protect. http://www.international.gc.ca/glynberry/protect-resp-proteger.aspx?lang=eng&view=d
4. Một chiến thắng nữa của Phương Tây: Li-bi trước nguy cơ bị xóa sổ. http://www.fondsk.ru/news/2011/08/22/ocherednaja-pobeda-zapada-livija-na-grani-unichtozhenija.html
5. Những người bảo vệ nhân quyền ở Anh không tìm thấy bằng chứng phạm tội của Gaddafi. http://newsru.co.il/mideast/19apr2011/gaddafy8005.html
6. Đoàn điều tra của Anh không tìm thấy chứng cứ tội ác của Gaddafi
http://www.guardian.co.uk/world/2011/apr/19/gaddafi-violence-exaggerated-british-group
Liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở An Giang - thực trạng và giải pháp  (19/09/2011)
Quản lý giá vàng - cần cơ chế minh bạch và phương pháp khoa học  (19/09/2011)
Diễn đàn Kinh tế thế giới Đa-vốt lần thứ 5 - cùng cam kết và hành động  (19/09/2011)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm tỉnh Xi-ha-núc Vin  (19/09/2011)
Thế giới đang đối mặt với nhiều thiên tai  (19/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam