Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA đánh giá cao Chương trình hợp tác với Việt Nam
Tại phiên họp thường kỳ từ ngày 6 đến ngày 9-9 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Niu-Yóoc (New York, Mỹ), Hội đồng chấp hành Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) đã thông qua về nguyên tắc các Chương trình hợp tác chung với Việt Nam giai đoạn 2012-2016 để trình Hội đồng chấp hành chính thức thông qua tại kỳ họp tới. Đây là Chương trình hợp tác chung đầu tiên giữa 3 tổ chức UNDP, UNFPA và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), trong đó ghi nhận Việt Nam đã đạt được đa số trong 8 Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và ngày càng hội nhập vào các thể chế quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo trong hai thập kỷ qua.
Thông qua tư vấn về chính sách và trợ giúp kỹ thuật, Chương trình hợp tác Việt Nam - UNDP, với tổng ngân sách 173,46 triệu USD, sẽ hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực xây dựng các chính sách phát triển, trong đó có hệ thống an sinh xã hội, cải cách luật pháp, tư pháp, nâng cao năng lực thể chế, ứng phó với biến đối khí hậu. Chương trình hợp tác sẽ dành ưu tiên cho việc xây dựng chính sách, cải thiện hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe, kể cả sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và giải quyết sự mất cân đối về giới tính ở trẻ sơ sinh.
Lãnh đạo các tổ chức UNDP, UNFPA và nhiều nước thành viên hội đồng nhấn mạnh Chương trình hợp tác Việt Nam - UNDP đã được chuẩn bị tốt và hoan nghênh sự phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và LHQ trong quá trình xây dựng chương trình với sự tham gia của nhiều đối tác phát triển, trong đó đặc biệt đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam thúc đẩy sự phối hợp chung giữa các tổ chức LHQ thông qua Sáng kiến Một Liên hợp quốc và nỗ lực sử dụng hiệu quả nguồn lực hợp tác phát triển.
Phát biểu tại Hội đồng chấp hành, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh Chương trình hợp tác Việt Nam - UNDP đã được xây dựng trên cơ sở Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2011-2015, tận dụng được thế mạnh của các tổ chức LHQ kết hợp với những thành tựu Việt Nam đã đạt dược, tiếp tục đổi mới toàn diện trong đó có việc giải quyết những yêu cầu đặt ra về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu kinh tế vì phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng phó hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của LHQ và cộng đồng tài trợ trong thời gian qua và đề nghị các đối tác phát triển hỗ trợ đủ nguồn lực cho việc thực hiện thành công các chương trình hợp tác này./.
Đoàn cán bộ Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Ấn Độ  (10/09/2011)
Hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào  (10/09/2011)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vui Tết Trung Thu với thiếu nhi  (10/09/2011)
Tạo bước đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015  (09/09/2011)
Tạo bước đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015  (09/09/2011)
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch tạo việc làm trị giá 447 tỉ USD  (09/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên