Chủ tịch Ðảng Nhân dân Cam-pu-chia, Chủ tịch Thượng viện Cam-pu-chia Xăm-đéc Chia Xim thăm hữu nghị chính thức Việt Nam
Chủ tịch Ðảng Nhân dân Cam-pu-chia, Chủ tịch Thượng viện Cam-pu-chia Xăm-đéc Chia Xim. |
Nhận lời mời của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Ðoàn đại biểu cấp cao Cam-pu-chia do Ngài Xăm-đéc Chia Xim, Chủ tịch Ðảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Cam-pu-chia, hôm nay đến Hà Nội, thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Cùng đi với Chủ tịch Chia Xim có các Ngài: Xim Ca, Ủy viên Thường vụ Trung ương Ðảng, Thượng Nghị sĩ; Pen Pan-nha, Ủy viên Thường vụ Trung Ðảng, Nghị sĩ Quốc hội; Tếp Ngôn, Ủy viên Trung ương Ðảng, Chánh Văn phòng Trung ương, Phó Chủ tịch thứ hai Thượng viện; Dim Chay-li, Ủy viên Trung ương Ðảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Dót Xon, Ủy viên Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Ðối ngoại Trung ương và nhiều Ủy viên Trung ương Ðảng CPP, Nghị sĩ Quốc hội Cam-pu-chia.
Ngài Xăm-đéc Chia Xim sinh ngày 15-11-1932 tại huyện Rô-mia Héc, tỉnh Xờ-vai Riêng, Cam-pu-chia. Từ năm 1951 đến năm 1954, tham gia Phong trào Khmer Ít-xa-rắc đấu tranh giành độc lập cho đất nước Cam-pu-chia.
Từ sau năm 1954 và trong giai đoạn 1970-1975, tham gia Phong trào yêu nước và từng giữ chức Chủ tịch xã và Chủ tịch huyện. Giai đoạn 1975-1979, được cử giữ cương vị Phó Chủ tịch Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia. Từ ngày 7-1-1979, được chỉ định làm Ủy viên Hội đồng Cách mạng Nhân dân Cam-pu-chia kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia. Từ năm 1981 đến năm 1992, được bầu làm Chủ tịch Mặt trận đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cam-pu-chia, Chủ tịch Quốc hội Nhà nước Cam-pu-chia.
Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia (CPP) lần thứ 14, họp ngày 17-10-1991, được bầu làm Chủ tịch Ðảng CPP.
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I Vương quốc Cam-pu-chia (ngày 25-10-1993), Ngài Chia Xim được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Từ ngày 11-3-1999, được Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-núc bổ nhiệm làm Chủ tịch Thượng viện khóa I Vương quốc Cam-pu-chia. Ngày 9-11-1993, được Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-núc tấn phong tước Hoàng tộc Xăm-đéc. Ngài được Trường Ðại học Nam Ca-li-pho-ni-a (Mỹ) trao học vị Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học chính trị; được Trường Ðại học U-bôn Rắt-tha-ni (Thái Lan) trao bằng Tiến sĩ danh dự về phát triển hội nhập.
Từ thời niên thiếu đến khi trưởng thành, Ngài Xăm-đéc Chia Xim là người luôn tôn trọng truyền thống dân tộc Cam-pu-chia. Ðể tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ mình, Ngài đã đi tu, trở thành nhà sư và đã nhận được bằng Ðệ nhị về nghiên cứu Phật học.
Ngài Xăm-đéc Chia Xim lập gia đình với Bà Nhiêm Xươn và có sáu con./.
Cả nước có gần 11.800 công trình, dự án tại các xã đặc biệt khó khăn  (25/11/2008)
Một số cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong gần 40 năm qua  (25/11/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 17-11 đến 23-11-2008)  (24/11/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Mô-rô-cô Abbas El Fassi  (24/11/2008)
Cả nước có gần 11.800 công trình, dự án tại các xã đặc biệt khó khăn  (24/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay