Đoàn đại biểu Tạp chí Cầu thị sang thăm và làm việc với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản
TCCSĐT - Theo chương trình hợp tác giữa Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Tạp chí Cầu Thị - Cơ quan lý luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn đại biểu Tạp chí Cầu Thị do đồng chí Trương Hiểu Lâm, Tổng Biên tập, dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 17-12 đến 21-12-2009.
Sáng ngày 21-12, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tiếp Đoàn. Tại buổi tiếp, đồng chí Tô Huy Rứa nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có mối quan hệ truyền thống lâu đời, đồng thời có cùng mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mỗi nước. Để thực hiện mục tiêu này, vai trò của công tác lý luận là hết sức cần thiết nhằm soi đường cho thực tiễn. Do vậy, hai tạp chí cần phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, tăng cường trao đổi, nghiên cứu lý luận, chỉ đạo tình hình thực tiễn; góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển, xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi nước. Sự hợp tác giữa hai cơ quan lý luận của hai Đảng cần đi vào thực chất và hiệu quả hơn. Muốn vậy, hai tạp chí cần tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nhiều hơn nữa để không chỉ xây dựng Đảng mà còn đóng góp vào xây dựng những mục tiêu chung của hai Đảng. Về phía Tạp chí Cầu Thị, đồng chí Trương Hiểu Lâm khẳng định, chuyến thăm Việt Nam lần này góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai tạp chí; đồng thời bày tỏ mong muốn sự hợp tác giữa Tạp chí Cầu Thị và Tạp chí Cộng sản ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, có nhiều điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của nhau để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình. Việt Nam có nhiều kinh nghiệm đáng để Trung Quốc học tập như vấn đề xử lý mối quan hệ giữa cán bộ và quần chúng, chống tham nhũng trong Đảng và phát huy dân chủ ở cơ sở.
Cùng ngày, Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản đã có cuộc tọa đàm với Đoàn đại biểu Tạp chí Cầu Thị, trong đó chủ yếu là trao đổi kinh nghiệm và các giải pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, uy tín và ảnh hưởng xã hội của tạp chí lý luận chính trị trong điều kiện hiện nay. Trong buổi tọa đàm, đồng chí Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã giới thiệu khái quát về sự phát triển và hoạt động của Tạp chí Cộng sản trong thời gian qua. Đồng chí Trương Hiểu Lâm, Tổng Biên tập Tạp chí Cầu Thị, đánh giá cao những thành tựu mà Tạp chí Cộng sản đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời khẳng định, thông qua chuyến thăm Việt Nam, Tạp chí Cầu Thị sẽ học tập một số kinh nghiệm của Tạp chí Cộng sản trong công tác nghiên cứu lý luận cũng như trong công tác nghiệp vụ báo chí.
Buổi tọa đàm đã diễn ra trong không khí thẳng thắn, chân tình, cởi mở và thắm tình hữu nghị.
Trong thời gian ở Việt Nam, Đoàn đã đến thăm và làm việc với hai tỉnh Quảng Ninh và Phú Thọ; thăm một số danh thắng và di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội.
Chiều ngày 21-12, Đoàn lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam./.
Mấy bài học lớn về xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam có sức mạnh trăm trận trăm thắng  (22/12/2009)
Xây dựng vững mạnh về chính trị - yếu tố quyết định sức mạnh và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam  (22/12/2009)
Xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Quân khu 7  (22/12/2009)
Thực hiện chính sách hậu phương quân đội trong thời kỳ mới  (22/12/2009)
Liên hợp quốc chọn năm 2010 là Năm quốc tế Thanh niên  (21/12/2009)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên