Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân đặt trong tổng thể “bộ tứ chiến lược”
TCCS - Ngày 14-4-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để đóng góp, hoàn thiện thêm một bước Đề án phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.

Tại phiên họp, các đại biểu tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến vào luận dự thảo các báo cáo, tờ trình, Đề án phát triển kinh tế tư nhân, nhất là về phạm vi, đối tượng; vị trí vai trò của kinh tế tư nhân; nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về cơ chế, chính sách pháp luật vượt trội cho phát triển kinh tế tư nhân; vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước và các hiệp hội, ngành hàng trong phát triển kinh tế tư nhân… Đặc biệt, bàn thảo sâu về sự tham gia của kinh tế tư nhân trong chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối; cơ chế, chính sách ưu đãi về ứng dụng khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, thủ tục hành chính… cho kinh tế tư nhân.
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương Thường trực Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng dự thảo các báo cáo, tài liệu đầy đủ, dày dặn, công phu, chất lượng; đánh giá cao các thành viên Ban Chỉ đạo đã dành thời gian, công sức, trí tuệ có các ý kiến sâu sắc, sát thực tế đóng góp cho Đề án.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý, về nội dung cần có đột phá hơn nữa, với yêu cầu, mục tiêu cao hơn nữa để tạo áp lực, tạo động lực, truyền cảm hứng, quyết tâm thực hiện. Việc đặt tên gọi cần ngắn gọn, phản ánh được nội dung, có kế thừa, phát triển, có tính đột phá; nhiệm vụ, giải pháp phải đột phá hơn, giảm hàm lượng miêu tả, trong đó các giải pháp phải khả thi; đồng thời phải có sự gắn kết giữa quan điểm, phương châm, mục tiêu, giải pháp; trong đó, xác định rõ vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân; mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, đặt trong tổng thể của sự đột phá, đổi mới, phát triển đất nước.
Yêu cầu tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh; tiếp cận bình đẳng các nguồn lực của đất nước…, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ban Chỉ đạo phải bám sát các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và gần đây nhất là bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm; tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, kết hợp với lý luận và kinh nghiệm, bài học quốc tế để hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, Đề án phải có tính hành động, tính chiến đấu cao; thể hiện cần ngắn gọn, song mang tầm Nghị quyết; nội dung văn phong phải dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ giám sát, dễ đánh giá; phân công thực hiện “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền”; nhiệm vụ, giải pháp phải đảm bảo tính khả thi, đặt trong tổng thể của "bộ tứ chiến lược" đã được xác định là đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý, phải đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường, tái cơ cấu sản phẩm, tái cơ cấu chuỗi cung ứng; yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục đóng góp ý kiến hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị bảo đảm chất lượng, tiến độ./.
Hà Phương (tổng hợp)
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát huy tinh thần đoàn kết quân - dân trong Đại thắng mùa Xuân 1975 vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Bài học và ý nghĩa lịch sử
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam