Khai mạc Đại hội đồng lần thứ 9 AFPPD
Sáng 13-12-2008, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 9 của Diễn đàn các nghị sỹ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD).
Tới dự Lễ khai mạc, về phía Việt Nam có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, phía khách quốc tế có nguyên Thủ tướng, Chủ tịch Diễn đàn các Nghị sỹ về dân số và phát triển châu Á, Liên đoàn Nghị sỹ Nhật Bản về dân số và phát triển, ông Y-a-su-ô Phư-cư-đa; cùng các nghị sỹ và đại biểu... trong nước và quốc tế.
Mặc dù các quốc gia đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tựu nhất định trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo, phổ cập giáo dục, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống HIV/AIDS, song việc đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vẫn đang đứng trước nhiều thách thức. Trước thực tế đó, tại Diễn đàn này, các nghĩ sỹ sẽ tập trung thảo luận những vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay, đó là biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, trong đó, dân số được xem như một yếu tố tác động quan trọng.
Phát biểu tại Lễ khai mạc Đại hội đồng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Tòng Thị Phóng khẳng định: “Kể từ khi tham gia AFPPD vào năm 1992 đến nay, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thông tin, bài học kinh nghiệm được chia sẻ trong AFPPD, Hội nghị Các Nghị sỹ về dân số và phát triển của Việt Nam (VAPPD) đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần vào hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong lĩnh vực xã hội nói chung, và dân số, phát triển, nói riêng. Một lần nữa, tôi khẳng định, sự hiện diện của Ngài Chủ tịch, các nghị sỹ tại Đại hội đồng lần này đã đem đến cho Quốc hội Việt Nam, nhân dân Việt Nam những tình cảm trân trọng, quý mến, tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, quan tâm đối với Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn được bày tỏ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng các nước châu Á, góp phần vì mục tiêu chung là hòa bình, hợp tác, phát triển.”
Diễn đàn lần này được chia thành năm phiên thảo luận với những nội dung:
- Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và vấn đề dân số;
- An ninh lương thực và quản lý nguồn nước;
- Biến đổi khí hậu và vấn đề giới;
- Quản lý nguồn lực y tế và HIV/AIDS tại các quốc gia;
- Hoạt động của nghị sỹ và biến đổi khí hậu.
Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, Đại hội đồng sẽ bàn về dự kiến các hội nghị và hoạt động sắp tới, bầu ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký mới của Diễn đàn, bầu Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ, Chủ tịch Ủy ban An ninh lương thực và thông qua Tuyên bố Hà Nội.
Diễn đàn sẽ kết thúc vào ngày 14-12-2008./.
Chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (13/12/2008)
Kêu gọi thế giới đối phó khủng hoảng kép  (13/12/2008)
Kêu gọi thế giới đối phó khủng hoảng kép  (13/12/2008)
Ngày hội của tình đoàn kết các dân tộc vùng Đông Bắc  (13/12/2008)
Ca-na-đa lại rơi vào khủng hoảng chính trị  (12/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay