Bộ trưởng Bộ Công Thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn
Sáng nay (12-11), tại Hội trường, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trả lời chất vấn.
Lĩnh vực Công thương là lĩnh vực nhận được sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã nhận được hơn 50 câu hỏi chất vấn của các Đại biểu quốc hội và đã trả lời bằng văn bản. Trong hơn 2 tiếng tại hội trường, Bộ trưởng đã trực tiếp trả lời 17 lượt ý kiến chất vấn xoay quanh 3 nhóm vấn đề chính là: xuất nhập khẩu và xuất khẩu gạo trong thời gian qua; gian lận thương mại; cung cấp điện.
Về vấn đề xuất nhập khẩu và xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giải trình, quan điểm nhất quán của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành là cố gắng và mong muốn làm lợi nhất cho nông dân. Việc dừng ký các hợp đồng xuất khẩu gạo trong bối cảnh giá gạo thế giới trong nước có nhiều biến động, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt rét đậm kéo dài ở miền Bắc, làm vụ mùa phải chậm lại, gây khó khăn cho dự báo năng suất lúa... là một quyết định hợp lý nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Tuy nhiên trong công tác điều hành còn chưa linh hoạt, kịp thời, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận một phần trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội và nhân dân, đồng thời khẳng định sẽ tìm các giải pháp hiệu quả để mua toàn bộ số lúa còn tồn đọng của nhân dân, nhất là ở khu vực đồng bằng Sông Cửu long hiện nay. Trước mắt, Chính phủ sẽ ứng vốn cho hai Công ty Lương thực miền Bắc và miền Nam, mua khoảng 120.000 tấn gạo của nông dân; về lâu dài sẽ tính đến vấn đề quy hoạch, đấy mạnh ký kết các hợp đồng xuất khẩu, tìm nguồn và bạn hàng để đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu gạo.
Về vấn đề gian lận thương mại: nhiều ý kiến chất vấn tỏ ra bức xúc vì tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng như phân bón, mũ bảo hiểm; gian lận trong đong đo xăng dầu, cước tắc xi…Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tiếp thu ý kiến và sẽ nhanh chóng chấn chỉnh, có chế tài xử lý.
Việc cung cấp điện và trách nhiệm của ngành điện khi trả lại Chính phủ 13 dự án đầu tư, là vấn đề được đại biểu chất vấn nhiều và tỏ ra bức xúc. Về những ý kiến xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng giải trình, ngành điện sẽ tiếp tục giữ lại 2 dự án, còn các dự án khác sẽ chuyển giao cho một số tập đoàn có khả năng như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty lắp máy Lilama... Trong năm 2009 sẽ cố gắng cung cấp điện, bảo đảm các yêu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống; đẩy nhanh các dự án điện ở Tây Nguyên, các tỉnh Nam Bộ, để đến đầu năm 2010, những địa phương này không thiếu điện…Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Công Thương cùng với các bộ liên quan đang hoàn thành dự thảo chỉnh sửa Luật Điện lực, theo đó nhiều vấn đề bất cập hiện nay sẽ được giải quyết dứt điểm…
Cũng trong sáng nay, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã trả lời chất vấn.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã nhận được 5 câu hỏi và đã trả lời bằng văn bản. Tại Hội trường đã có 7 lượt ý kiến đại biểu nêu câu hỏi chất vấn xoay quanh 4 vấn đề sau: Trách nhiệm của ngân hàng đối với việc chống lạm phát; vấn đề bảo đảm an toàn cho các ngân hàng thương mại; vấn đề cung cấp vốn tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; vấn đề cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nghèo.
Trong vòng 1 tiếng trực tiếp trả lời tại Hội trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã nêu những hoạt động của ngành ngân hàng, đặc biệt là những cố gắng và nỗ lực trong điều hành để kiềm chế lạm phát, giữ vững và ổn định kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng giải pháp thắt chặt tiền tệ một cách quyết liệt tuy có gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đã thực sự mang lại hiệu quả trong kiềm chế lạm phát. Hiện tại, Ngân hàng đã có chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất cho vay, điều hành linh hoạt, bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô, vừa kiềm chế lạm phát, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển…Việc giảm nhập siêu có những diễn biến tích cực, tỷ giá đồng Việt Nam với đô-la Mỹ bảo đảm; dự trữ bắt buộc thực hiện tôt… Thực hiện tốt chính sách cho sinh viên, học sinh nghèo được vay vốn , đáp ứng đủ nhu cầu, cụ thể là đã cho 800.000 sinh viên vay 6.061 tỉ đồng.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục nghe Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trả lời chất vấn./.
Việt Nam sẽ vượt qua cơn bão tài chính thế giới  (12/11/2008)
Tổng thống đương nhiệm G.Bu-sơ và Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma gặp nhau tại Nhà Trắng  (12/11/2008)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn  (12/11/2008)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn  (12/11/2008)
Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn  (12/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên