Phấn đấu để có 20.000 luật sư giỏi
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc tọa đàm với đại diện giới luật sư Việt Nam
Ngày 8-12 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự cuộc tọa đàm với đại diện giới luật sư Việt Nam. Buổi tọa đàm do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức với chủ đề “Vai trò của Luật sư Việt Nam trong cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế”. Cùng tham dự có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và hơn 100 luật sư đại diện giới luật sư trên các vùng, miền của Tổ quốc.
Cuộc tọa đàm giữa người đứng đầu Chính phủ với giới luật sư Việt Nam diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và xây dựng, tập trung trao đổi về quan điểm, biện pháp nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của giới luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Giới luật sư luôn song hành cùng đất nước, không ngừng lớn mạnh và ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đất nước. Số lượng luật sư đã tăng gấp 250% trong 8 năm qua và hiện cả nước có 5.800 luật sư. Thủ tướng nêu rõ: Đây là con số phát triển rất ấn tượng nhưng nếu tính số luật sư trên số dân thì Việt Nam vẫn còn rất thấp ngay cả so với các nước trong khu vực. Trong khi đó, yêu cầu luật sư tham gia quá trình tố tụng, bảo trợ, tư vấn pháp luật và xây dựng khuôn khổ pháp lý ngày càng lớn. Khó khăn nhất hiện nay là đội ngũ luật sư giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ đủ khả năng tham gia tranh tụng quốc tế còn rất hiếm. Hầu hết các vụ việc liên quan đến tòa án quốc tế đều phải thuê luật sư nước ngoài với chí phí rất tốn kém.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành đẩy mạnh công tác đào tạo cử nhân luật và trên đại học, gắn với đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy theo sát với thực tiễn; đồng thời phát triển đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có khoảng 20.000 luật sư giỏi cả về chuyên môn và ngoại ngữ…
Cũng tại cuộc tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lắng nghe và trả lời trực tiếp nhiều câu hỏi của các luật sư liên quan đến xây dựng quy chế để phát huy trí tuệ, chất xám, kinh nghiệm của giới luật sư trong quá trình xây dựng pháp luật, xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao với Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhằm phát huy vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng, bảo đảm công tác điều tra, truy tố, xét xử khách quan, đúng sự thật, vừa bảo đảm quyền của công dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Chính phủ đang chỉ đạo tách Luật Khiếu nại tố cáo, trong đó tách riêng lĩnh vực khiếu nại với trình tự giải quyết công khai, minh bạch, không để tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của dân. Chính phủ cũng đang tiến hành xây dựng Luật Tố tụng hành chính nhằm giải quyết những bất cập hiện nay trong lĩnh vực này. Trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, Thủ tướng đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao hơn nữa vai trò và chất lượng hoạt động. Thủ tướng nhấn mạnh: Nhà nước tạo điều kiện đào tạo đội ngũ luật sư, phát triển các văn phòng, công ty luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Thủ tướng mong các luật sư, các công ty và văn phòng luật ngày càng khẳng định uy tín của mình không chỉ ở trong nước mà cả trên trường quốc tế…./.
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 806 (12-2009)  (09/12/2009)
Giao lưu điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khu vực Tây Bắc  (08/12/2009)
Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam chuẩn bị Ðại hội IX của Hội  (08/12/2009)
Kết nối về giao thông vận tải trong các nước ASEAN  (08/12/2009)
Khai mạc Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu  (08/12/2009)
NATO thảo luận bổ sung quân tới Afghanistan  (08/12/2009)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay