Sự lựa chọn vì dân chủ và tiến bộ ở Bô-li-vi-a
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, trong cuộc tổng tuyển cử ở Bô-li-vi-a ngày 6-12, đương kim Tổng thống Evo Morales, ứng cử viên của đảng cầm quyền Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội (MAS) đã giành thắng lợi, với 63% số phiếu bầu. Ðối thủ về sát ông, cựu Thống đốc bang Cochabamba Manfred Reyes Villa đã thừa nhận thất bại. Ðảng MAS cũng giành thắng lợi áp đảo, chiếm tỷ lệ 2/3 số ghế tại Quốc hội nước này.
Kết quả cuộc bầu cử phản ánh niềm tin và sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân dân Bô-li-vi-a với đường lối độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ của Tổng thống Morales và Đảng MAS, góp phần củng cố uy tín và vai trò lãnh đạo của lực lượng cánh tả ở quốc gia Nam Mỹ này; đồng thời thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa sâu sắc đang diễn ra ở Bô-li-vi-a và Mỹ La-tinh nói chung. Người dân Bô-li-vi-a đã xuống đường mừng thắng lợi vang dội của Tổng thống Morales và Đảng MAS. Tổng thống Morales cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình cải cách chính trị, kinh tế do ông và những người cùng chí hướng khởi xướng và kiên trì thực hiện.
Lãnh đạo các nước Tây Ban Nha, Chi-lê, Vê-nê-du-ê-la, Ni-ca-ra-goa, Ê-cu-a-đo... đã gửi điện chúc mừng thắng lợi của Tổng thống Morales.
Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước hồi đầu năm 2006, Tổng thống Morales đã tiến hành cuộc cải cách chính trị, kinh tế, xã hội sâu rộng nhằm xóa bỏ mọi tàn dư của chủ nghĩa thực dân đè nặng lên quốc gia vùng núi Andes suốt năm thế kỷ qua, từng bước giảm nghèo đói, bất công và lạc hậu. Ðó là chính sách nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế: quốc hữu hóa ngành năng lượng, cải cách đất đai, tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến, soạn thảo Hiến pháp mới mở rộng quyền cho người thổ dân... Chính sách quốc hữu hóa ngành dầu mỏ và khí đốt góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và hỗ trợ, đầu tư nhiều chương trình phúc lợi xã hội về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống nhân dân lao động. Trong lĩnh vực đối ngoại, Bô-li-vi-a ưu tiên tăng cường hợp tác và liên kết với các nước trong khu vực, tạo sự hậu thuẫn cho các chương trình cải cách trong nước. Bô-li-vi-a chính thức gia nhập "Liên minh Boliva cho châu Mỹ" (ALBA) tháng 4-2006 và ký nhiều hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với Vê-nê-du-ê-la và Cu-ba và các nước láng giềng nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Bất chấp sự chống phá quyết liệt của các lực lượng đối lập, thù địch, các chính sách tiến bộ của Chính phủ đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân Bô-li-vi-a và các nước trong khu vực và kết quả là bản Hiến pháp mới của nước này đã được thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân hồi đầu năm (với tỷ lệ cử tri ủng hộ lên tới 61,43%). Sau đó, Tổng thống Morales đã ban hành Hiến pháp mới (ngày 7-2), một sự kiện được đánh giá có ý nghĩa lịch sử trong tiến trình dân chủ hóa tại quốc gia giàu tài nguyên khí đốt này.
Nhờ đường lối và chính sách phát triển đúng đắn, kinh tế Bô-li-vi-a những năm vừa qua liên tục phát triển, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động, nhất là người nghèo đã có cải thiện đáng kể. Bộ trưởng Kinh tế Bô-li-vi-a L. Ác-xê tuyên bố, quốc gia vùng Andes này đã thoát khỏi tình trạng là nước nghèo nhất Nam Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Bô-li-vi-a đã tăng từ mức 9 tỉ USD trong năm 2005 lên 19 tỉ USD trong năm 2009; dự trữ ngoại tệ ở mức kỷ lục - 8,5 tỉ USD, lạm phát được kiểm soát và tỷ giá hối đoái ổn định là những thành quả nổi bật nhất của mô hình "kinh tế Bô-li-vi-a của người Bô-li-vi-a" dưới sự điều hành của Tổng thống Morales. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, triển vọng của Bô-li-vi-a khá sáng sủa. Năm 2009, lần đầu tiên quốc gia Nam Mỹ này đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực, theo ước tính của La Pa-xơ là 4,5%. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng có nhận định tương tự, nhưng dự đoán quốc gia vùng Andes này đạt mức tăng trưởng 3,1%.
Mặc dù phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức và cả những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, nhưng thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử vừa qua là điều kiện quan trọng để Tổng thống Morales và Đảng MAS tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách chính trị, kinh tế và xã hội quan trọng nhằm giảm nghèo đói, xóa bỏ bất công, xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, bình đẳng cho tất cả mọi người dân, nhất là người thổ dân Bô-li-vi-a./.
Khai mạc Kỳ họp toàn thể lần thứ tư của APA tại In-đô-nê-xi-a  (09/12/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Lễ Khai mạc SEA Games 25  (09/12/2009)
Phấn đấu để có 20.000 luật sư giỏi  (09/12/2009)
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 806 (12-2009)  (09/12/2009)
Giao lưu điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khu vực Tây Bắc  (08/12/2009)
Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam chuẩn bị Ðại hội IX của Hội  (08/12/2009)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay