Công tác phòng chống tham nhũng chuyển biến tích cực
Trong Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng từ tháng 10-2007 đến 8-2008, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào khẳng định trong gần một năm qua, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục có sự chuyển biến tích cực.
Trình bày báo cáo tại phiên họp ngày 8-10 tại Hà Nội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về công tác phòng chống tham nhũng và việc triển khai Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,ông Hào cho biết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng đã hoàn thiện hơn, cơ bản đảm bảo hành lang pháp lý để chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật phòng chống tham nhũng.
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như công khai, minh bạch hoạt động, kê khai tài sản, thu nhập, xây dựng quy tắc ứng xử, trả lương qua tài khoản được triển khai toàn diện và tích cực hơn.
Công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử được đẩy mạnh, qua đó phát hiện và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng. Đến nay đã có hơn 14.400 cuộc thanh tra kinh tế xã hội và chuyên ngành được tiến hành và cơ quan thanh tra đã kiến nghị xử lý kỷ luật gần 330 tập thể cùng hơn 1.700 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý gần 120 vụ vi phạm.
Các cơ quan chức năng đã xử lý xong 2 trong số 4 vụ án còn tồn đọng, trong số 8 vụ án trọng điểm được Thủ tướng chỉ đạo tập trung điều tra. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cũng đã rà soát các vụ án được phát hiện năm 2007, năm 2008 và đang chỉ đạo xử lý 15 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba nhận định báo cáo trên đã phản ánh khá toàn diện và cụ thể các mặt hoạt động và kết quả công tác phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng chỉ ra một số mặt tồn tại, hạn chế như việc xây dựng thể chế về phòng chống tham nhũng còn chậm, hiệu quả hoạt động của bộ máy chỉ đạo về phòng chống tham nhũng ở một số địa phương chưa cao và việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra, giái quyết khiếu nại tố cáo còn hạn chế.
Bên cạnh đó, tiến độ xử lý các vụ án trọng điểm về tham nhũng được dư luận quan tâm rất chậm, có một số vụ án kéo dài do việc trả hồ sơ nhiều lần để điều tra bổ sung, có vụ đã xử lý nhưng chưa được cử tri và dư luận đồng tình vì còn thiếu nghiêm minh.
Cùng ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo của Bộ Tài chính về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.
Tọa đàm về quan hệ Mỹ - Việt tại Oa-sinh-tơn  (08/10/2008)
Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh  (08/10/2008)
Năm năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW khóa IX về công tác tôn giáo  (08/10/2008)
Nước Mỹ 8 năm dưới thời Tổng thống G.Bu-sơ  (08/10/2008)
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức  (08/10/2008)
Họp báo về Lễ trao giải thưởng Tài năng Sáng tạo Nữ năm 2008  (08/10/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên