Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 1-12 đến 7-12-2008)
1. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2008
Ngày 1-12-2008, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2008 khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của 150 doanh nghiệp nước ngoài và 100 doanh nghiệp trong nước. Dự lễ khai mạc có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc; ông Mac-tin Ra-ma (Martin Rama), Quyền Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) và ông Xin Phông Vông (Sin Foong Wong), Giám đốc quốc gia Công ty tài chính quốc tế (IFC) tại Hà Nội. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2008 diễn ra với các phiên đối thoại về các chủ đề: Ngân hàng; Cơ sở hạ tầng; Sản xuất và phân phối; Khai thác khoáng sản; Du lịch; Đất đai với sự tham gia của các doanh nghiệp, đối tác và các cơ quan Chính phủ Việt Nam. Kết quả báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2008 cho thấy, sau sự tăng trưởng vượt bậc năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn kể từ sau thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, cảm nhận chung của 254 doanh nghiệp được điều tra, trong đó 77% là doanh nghiệp trong nước và 23% là doanh nghiệp nước ngoài là lạc quan về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện hơn trong những năm sắp tới. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng Việt Nam sẽ vượt qua các thách thức, bình ổn kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện hơn trong thời gian tới.
2. Công bố các luật và nghị quyết
Trong các ngày 2, 4 và 5-12-2008, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Cán bộ, công chức; Nghị quyết về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004-2009 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp và Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Thi hành án dân sự; Nghị quyết về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế, Luật Công nghệ cao, Luật Đa dạng sinh học và Luật sửa đổi là Luật Giao thông đường bộ.
3. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Ngô Gia Tự
Sáng 3-12-2008, tại Bắc Ninh, đã tổ chức trọng thể “Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Ngô Gia Tự (3-12-1908 - 3-12-2008)”. Là một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta, hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ (26 tuổi), đồng chí Ngô Gia Tự đã nêu tấm gương sáng của một chiến sỹ cộng sản chân chính trung thành vô hạn với Đảng, với dân; suốt đời chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn; giữ vững mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng; ý chí cách mạng tiến công và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng,đã nói: “Các đồng chí ta như đồng chí Trần Phú, đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Hoàng Văn Thụ và trăm ngàn đồng chí khác đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết, lên trước hết. Các đồng chí đó đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp và dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem xương máu mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng, đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay". Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự là một mẫu mực về phẩm chất cao quý của người cộng sản cho thế hôm nay và mai sau học tập, noi theo.
4. Ba nhiệm vụ trọng tâm và năm giải pháp cấp bách của Chính phủ
Trong 11 tháng qua, nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng khá: trên 6,5%. Lạm phát bước đầu được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,76% so với tháng 10. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng lan rộng, cộng với những khó khăn trong nước làm cho nền kinh tế Việt Nam đang có chiều hướng suy giảm, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp cấp bách để giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và, thực hiện các mục tiêu đã được Nghị quyết của Quốc hội đề ra: ngăn chặn suy giảm kinh tế; duy trì tăng trưởng; và bảo đảm an sinh xã hội. 5 nhóm giải pháp là: thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu; kích cầu đầu tư và tiêu dùng; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt và hiệu quả; đảm bảo an sinh xã hội; việc tổ chức điều hành và thực hiện các nhóm giải pháp phải quyết liệt, linh hoạt, kịp thời và phù hợp với tình hình mới.
5. Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8
Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ICA-AP) lần thứ 8 với chủ đề “Phát huy lợi thế hợp tác xã trong khủng hoảng tài chính toàn cầu” và Diễn đàn hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 5 đã diễn ra trọng thể tại Hà Nội, từ ngày 1 đến 6-12-2008. Đại hội là sự kiện quan trọng nhất của các tổ chức hợp tác xã của các quốc gia trong khu vực được tổ chức 2 năm/lần. Tham dự kỳ họp có hơn 400 đại biểu quốc tế đến từ 35 quốc gia, các tổ chức thành viên của ICA-AP, các đại biểu của một số tổ chức hợp tác xã các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế và các vị lãnh đạo cao nhất của Liên minh hợp tác xã quốc tế, Liên minh hợp tác xã quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Tại kỳ họp lần này, Đại hội đồng đã nhất trí thông qua: Biên bản của Đại hội đồng lần thứ 7 tổ chức tại Cô-lôm-bô (Sri Lan-ca) ngày 18-8-2006; Điều lệ mới và Chiến lược của Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ngân sách năm 2009-2012; Kế hoạch năm 2009 của Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Điều lệ của Ủy ban nghiên cứu Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương và bầu ra Ban lãnh đạo mới của Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2009-2012.
4. Khai mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Ngày 3-12-2008, tại Hà Nội, khai mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA). Thay mặt Ðảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu, đánh giá cao hiệu quả hoạt động thiết thực của VAVA trong việc chăm sóc, hỗ trợ các nạn nhân; đề xuất và kiến nghị với cơ quan nhà nước những chính sách, chế độ đúng và phù hợp với các nạn nhân, kiên trì cuộc đấu tranh đòi công bằng và công lý, đòi quyền sống cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên; đại diện một số tỉnh hội, thành hội trong cả nước; một số vị khách nước ngoài đã giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam phát biểu, cam kết tiếp tục phối hợp và cộng tác với VAVA trong việc chăm sóc, hỗ trợ các nạn nhân, và sát cánh cùng VAVA trong cuộc đấu tranh đòi công bằng, công lý. Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của VAVA đã bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ hai (2009 - 2013).
5. Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam 2008
Hội nghị CG 2008 có sự tham gia của đại diện các định chế tài chính và tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Liên hợp quốc..., đại diện chính phủ các nước viện trợ. Trong cuộc họp, Chính phủ Việt Nam và các đối tác đã thảo luận kỹ về tình hình kinh tế cũng như những giải pháp gần đây của Chính phủ Việt Nam trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo và y tế; Hài hòa hóa và hiệu quả viện trợ; Quản trị công và cải cách thể chế trong cuộc chiến chống tham nhũng và các vấn đề về thay đổi khí hậu. Hội nghị đã bế mạc với cam kết từ các nhà tài trợ lên đến 5,014,67 tỉ USD (so với 5,4 tỉ USD tại Hội nghịnăm 2007), trong đó, viện trợ song phương đạt 1.426,44 triệu USD; EU: 893.48 triệu USD; viện trợ đa phương: 3.338,24 triệu USD. Ốt-xtrây-li-a là nước cam kết tài trợ ODA lớn nhất với 67,32 triệu USD. Các nhà tài trợ hy vọng với số vốn trên có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển, bảo đảm tăng trưởng bền vững. Ông Giêm A-đam (James Adams) Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho rằng, năm 2009 sẽ có nhiều thách thức và khó khăn hơn nữa nhưng các nhà tài trợ sẽ tiếp tục duy trì những nỗ lực cải cách kinh tế và xã hội và Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng vào điều này. “Cộng đồng các nhà tài trợ cam kết tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam. Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận cởi mở và thẳng thắn. Các nhà tài trợ đã ra về với một niềm tin là Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được hiệu quả sử dụng vốn ODA như trước đây”. Hội nghị CG lần này đánh dấu 15 năm tổ chức và nối lại quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế (1993-2008). Đây là dịp để Việt Nam và các nhà tài trợ nhìn lại những thành tựu đã đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho công cuộc xây dựng, đổi mới trong thời gian tới.
Với chủ đề “Việt Nam - Hội nhập và phát triển”, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 đã diễn ra tại Hà Nội từ 5 đến 7-12-2008 với sự tham dự của đông đảo các học giả trong và ngoài nước. Hội thảo lần này nhận được 868 báo cáo của các nhà nghiên cứu Việt Nam trong đó có 170 bài của 174 học giả quốc tế. Ban Tổ chức đã lựa chọn 531 bài báo cáo chính thức trong Hội thảo, trong đó 371 báo cáo của các học giả Việt Nam và 160 báo cáo của học giả nước ngoài. Mục tiêu của Hội thảo là: tiếp cận những thành tựu nghiên cứu khoa học mới nhất về Việt Nam của các học giả Việt Nam và nước ngoài; Tạo cơ hội để giới học giả nghiên cứu Việt Nam gặp gỡ, trao đổi,giao lưu, hiểu biết nhau, từ đó xây dựng những quan hệ hợp tác về phương diện học thuật; trở thành một địa chỉ, một đầu mối liên kết chủ động, đáng tin cậy, thực hiện phối hợp và giúp đỡ thực hiện nghiên cứu Việt Nam của các học giả Việt Nam và nước ngoài, đồng thời, thông qua đó, Việt Nam muốn giữ một vai trò nhất định trong xu thế về nghiên cứu Việt Nam trên thế giới; thông qua các nhà Việt Nam học, tăng cường hơn nữa sự hiểu biết của thế giới đối với Việt Nam, đồng thời, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua cái nhìn và nghiên cứu của các nhà khoa học. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gặp và trao đổi ý kiến với hơn 20 đại biểu đại diện cho hơn 200 nhà Việt Nam học đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ tới dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba.
8. Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26
Ngày 5-12-2008, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 đã khai mạc tại Hà Nội. Hội nghị tập trung vào một số nội dung chính: dự báo xu hướng phát triển trong 10 năm tới, phân tích tác động của thế giới đối với Việt Nam; tìm biện pháp đưa các quan hệ song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả và phát huy vai trò tích cực của Việt Nam ở các thể chế đa phương, khu vực và quốc tế; xây dựng ngành ngoại giao phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đóng góp ý kiến chuẩn bị cho các dự thảo văn kiện phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tổng Bí thư biểu dương những đóng góp quan trọng của ngành Ngoại giao trong việc triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đồng thời nhấn mạnh, ngành Ngoại giao cần chỉ ra những vấn đề tồn tại, phát huy cao độ ý thức trách nhiệm, trí tuệ tập thể, đề ra những chủ trương, giải pháp quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ trên mặt trận đối ngoại.
9. Trao giải thưởng báo chí viết về HIV/AIDS lần thứ nhất
Chiều ngày 6-12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ nhà báo Việt Nam viết về phòng, chống HIV/AIDS đã tổ chức tổng kết và trao "Giải báo chí Việt Nam về HIV/AIDS" lần thứ nhất (2007-2008). Theo đánh giá của Ban tổ chức, qua số lượng, chất lượng tác phẩm được các cơ quan báo chí chọn lựa gửi dự thi đã khẳng định, "Giải báo chí Việt Nam về HIV/AIDS" có sức hấp dẫn, lan tỏa và thành công ngoài mong đợi. Các nhà báo đã khám phá, phát hiện, đi sâu khai thác tài liệu để biểu đạt rõ chủ đích đem đến cho người đọc, người nghe, người xem trong tác phẩm của mình. Tư tưởng chủ đạo, sáng rõ nhất được quán triệt, chi phối, bao trùm lên các tác phẩm dự thi là chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Nhiều tác phẩm gây xúc động lớn thông qua việc phản ánh gương những người nhiễm HIV vượt lên mặc cảm và sự kỳ thị, dám công khai danh tính và hoà nhập cộng đồng; tích cực tham gia các nhóm đồng đẳng để giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS. Ban tổ chức đã chọn 40 tác phẩm để trao giải trong số hơn 600 tác phẩm gửi dự thi với đủ các loại hình: báo hình, báo in, báo điện tử, phát thanh,... được đăng tải trong 2 năm (1-1-2007 - 30-9-2008). Trong đó có 4 tác phẩm đoạt giải A; 8 giải B; 12 giải C; 16 giải khuyến khích và 2 giải tập thể cho 2 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm dự giải chất lượng cao.
10. Trao Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2008
Ngày 7-12-2008, tại Trung tâm Văn hóa hữu nghị Việt - Xô, diễn ra Lễ trao giải thưởng Chất lượng Việt Nam (GTCLVN) và Giải thưởng chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương 2008. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã tới dự và chúc mừng các doanh nghiệp đạt giải. Trong 117 doanh nghiệp đạt giải thưởng có 111 doanh nghiệp được nhận GTCLVN năm 2008; 6 doanh nghiệp được trao giải Vàng Chất lượng Việt Nam; 2 doanh nghiệp nhận giải thưởng chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương. Đây là lần thứ 13 GTCLVN được trao cho các đại diện doanh nghiệp có hoạt động quản lý chất lượng tiêu biểu. Theo Ban tổ chức, bắt đầu từ năm 2009, GTCLVN sẽ chính thức được nâng cấp thành giải thưởng quốc gia với tên gọi Giải thưởng Chất lượng quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2000 liên tục tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (IAPQA), đến năm 2008 đã có 19 doanh nghiệp được trao giải này./.
*** Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)
SKP - KPSS: Tổ chức kế tục Đảng Cộng sản Liên Xô  (08/12/2008)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng và bất động sản - thực trạng và những vấn đề đặt ra  (08/12/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 1-12 đến 7-12-2008)  (08/12/2008)
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch của đồng bào Khmer Nam Bộ  (07/12/2008)
Cây xanh đô thị - nhu cầu thiết yếu của các thành phố lớn  (06/12/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển